Thay đổi chính sách và tác động đối với du học sinh, người đi làm tại Úc năm 2018

0

Sẵn sàng du học – Bài viết này cung cấp và phân tích một số thông tin chính của việc thay đổi chính sách visa làm việc từ tháng 3/2018 và những tác động có thể xảy ra đối với sinh viên và những người đang có hoặc chuẩn bị xin visa làm việc (457/TSS 482/186/187).

thay-doi-du-hoc-uc-ssdh-3

Những thay đổi từ tháng 3/2018:

Trong hội thảo tổ chức tại Brisbane ngày 20/2/2018, đại diện Bộ Nội Vụ đã giới thiệu chính sách mới về visa 482 dự kiến sẽ được hoàn thiện và công bố vào giữa tháng 3 tới và thay thế visa làm việc ngắn hạn 457 hiện nay. Trong đó, có một số nội dụng chính và quan trọng nhất bao gồm:

1. Chi phí bảo lãnh: Ngoài những chi phí công ty phải trả để bảo lãnh lao động nước ngoài theo diện visa 457 hiện nay, từ 3/2018 visa 482 thay thế visa 457 yêu cầu công ty bảo lãnh trả $1,200/năm cho mỗi hồ sơ xin visa. Mức phí này là $1,800 cho công ty có doanh thu trên $10 triệu/năm.

2. Thủ tục bảo lãnh: Thủ tục bảo lãnh sẽ thêm một số yêu cầu giải trình mới dành cho những đơn có nghi ngờ bảo lãnh khống

3. Quy định visa: Hai diện phổ biến của visa 482 là Ngắn hạn và Dài hạn:

  • IELTS 5 each cho những đơn xin visa có ngành nghề thuộc danh sách dài hạn và 5 overall (như hiện nay) với danh sách ngắn hạn.
  • Bắt buộc có Skills Assessment đối với một số ngành nghề vào thời điểm nộp visa.
  • Những cá nhân trước đây đã có 2 visa ngắn hạn, trong đó visa gần đây nhất apply khi bạn đang ở Úc, sẽ KHÔNG được xin visa lần thứ 3.
  • Những người ko qua bài kiểm tra sức khoẻ (PIC 4007) sẽ không được phép xin miễn trừ điều kiện sức khoẻ. Nghĩa là, Health Waiver sẽ ko còn được áp dụng với visa 482 mới này.
  • Quan trọng nhất: chỉ những người có ít nhất 2 năm kinh nghiệm làm việc SAU tốt nghiệp mới đủ điều kiện apply. Quy định này vấp phải chỉ trích của nhiều ngành, trong đó có hospitality (cookery) vì nghề này tích luỹ kinh nghiệm trong quá trình học tập chứ ko phải sau khi tốt nghiệp. Bộ không giải đáp được vấn đề này mà chỉ nói sẽ cân nhắc.

Những hồ sơ xin visa 186/187 từ 3/2018 có những điều kiện mới sau: 

  • Diện visa trực tiếp Direct Entry sẽ chỉ áp dụng đối với danh sách nghề dài hạn, ngoài ra có thêm một số nghề khác cho visa 187.
  • Chỉ những người có visa hoặc đã apply visa trước 17/4/2017 mới được áp dụng quy định cũ khi apply visa 186/187 diện chuyển tiếp (TRT), bao gồm 2 năm làm việc và dưới 50 tuổi. Mọi đơn xin theo diện TRT khác đều áp dụng 3 năm làm việc và tối đa 45 tuổi.
  • Visa 187 sẽ có thêm một số điều kiện hạn chế về vị trí bảo lãnh (caveats) cho một số ngành nghề.

Phân tích tác động:

Bộ Nội vụ vừa công bố đã cắt giảm 100,000 chỉ tiêu cấp visa trong thời gian tới. Xu hướng này, theo quan điểm cá nhân mình, có khả năng sẽ tiếp tục duy trì trong ít nhất 2 năm tới bởi chính sách này hiện đang được số đông ủng hộ. Năm 2018 là năm bầu cử và đây là một trong những chính sách trụ cột của đảng cầm quyền nhằm tranh thủ phiếu bầu của người dân. Có nhiều ngành đang chịu tác động tiêu cực từ chính sách thắt chặt nhập cư và họ đang kiên trì vận động chính phủ. Nếu thành công cũng sẽ tạo ra một số thay đổi cục bộ, ít khả năng có những thay đổi mang tính toàn diện.

Những thay đổi trên nếu được công bố vào tháng 3 tới sẽ có những tác động rất lớn đối với cộng đồng du học sinh và người đang làm việc.

Du học sinh:

Định cư Úc dành cho sinh viên có 3 con đường chính: tự túc (189), bang bảo lãnh (190/489) hoặc theo visa xin việc. Số lượng visa cấp ngày càng giảm và khuyến khích những ngành có kỹ năng cao đồng nghĩa với tỷ lệ chọi cho visa tự túc và bang bảo lãnh là rất cao, đặc biệt với những nghề lao động. Để có được số điểm cạnh tranh, bạn nên lên kế hoạch ngay từ đầu.

Lý do: Visa sau tốt nghiệp 485 mất trung bình 5 tháng xét và 2 năm visa. Vậy là bạn có chưa tới 2.5 năm từ khi tốt nghiệp để vừa xin việc, vừa dành thời gian học thi tiếng anh và qua các thể loại quy định để đáp ứng điều kiện PR tự túc. Rất nhiều người mất 2 năm visa 485 và ko định cư thành công, phải quay sang tính nước visa làm việc hoặc học tiếp. Do đó cơ hội thành công sẽ cao hơn nhiều nếu bạn chuẩn bị trước được những việc cần phải làm khi còn trên ghế nhà trường.

Nếu con đường PR tự túc ko thành công, lúc đó bạn làm thế nào để tích luỹ đc 2 năm kinh nghiệm sau tốt nghiệp để đủ điều kiện xin visa làm việc? Visa làm việc ko còn khả thi, vậy chỉ còn nước học tiếp và tính tiếp. Chi phí học và ăn ở khoảng $50,000/năm cho bachelor/master, $28,000/năm cho diploma. Đây là chi phí cơ hội ko nhỏ cho những người không lên kế hoạch khi còn trên ghế nhà trường. Nếu chưa sang úc học, hãy tham khảo ý kiến chuyên gia để xây dựng một lộ trình có khả năng thành công cao nhất. Chi phí và thời gian nghiên cứu khi chưa qua Úc là một phần rất nhỏ so với những gì bạn sẽ phải bỏ ra nếu không có kế hoạch và đi chệch đường, hoặc đã hết thời gian. Nhiều khi kể cả có điều kiện nhưng cũng ko có giải pháp nào cho bạn.

Người đi làm:

Những chính sách mới nói trên sẽ giúp phân loại những hồ sơ bảo lãnh khống mà theo Bộ Nội vụ, số hồ sơ thuộc diện high risk đang chiếm 70%.

  • Nếu bạn có vấn đề về sức khoẻ và có khả năng không qua được health requirements, hãy apply visa 457 trước khi visa 482 được công bố (dự kiến giữa tháng 3 theo Bộ cho biết). Các visa PR trực tiếp bao gồm 189/190/186/187 và visa 482 đều ko có chính sách miễn trừ điều kiện sức khoẻ nếu bạn ko qua kiểm tra sức khoẻ.
  • Ngoài ra, những hồ sơ 457 bị từ chối nếu qua AAT hoặc toà thành công thì bạn sẽ vẫn phải apply visa 482 mới, lúc đó bàn cần có sẵn 2 năm làm việc (toàn thời gian).
  • Phí dịch vụ work visa có khả năng sẽ tăng sau tháng 3 do 1 loạt các yêu cầu mới của bộ, bao gồm SA (tuỳ ngành nghề), labour marketing testing áp dụng cho mọi nghề đối với công dân VN, và báo cáo về non- discriminatory workforce test
  • Cuối cùng, việc lựa chọn nghề sẽ được tính vào thời điểm bạn nộp nomination (thay vì vào thời điểm xét hồ sơ như bây giờ). Ví dụ nếu bạn nominate ngành A vào tháng 4 và tháng 7 ngành này bị ra khỏi danh sách thì hồ sơ vẫn tiếp tục được xét. Đây là tin vui cho những người chuẩn bị nộp hồ sơ xin bảo lãnh.

Thái Hải (SSDH) – Theo VSM (Cộng đồng Du học Sinh Melbourne)

Share.

Leave A Reply