SSDH- Hệ thống y tế ở Anh và Mỹ khác nhau như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu câu trả lời qua góc nhìn của hai du học sinh ngành Điều dưỡng tại University of Tennessee và Robert Gordon University.
Vào cuối năm hai ngành Điều dưỡng người cao tuổi tại Robert Gordon University (RGU), sinh viên Rhea Halley đã tham gia chương trình trao đổi sang University of Tennessee, Knoxville. Cô đã có cơ hội đến thăm rất nhiều khoa bệnh khác nhau như khoa chấn thương, cấp cứu, tim mạch hay phẫu thuật,…
Tại Tennessee, cô cùng bạn bè được thảo luận về các lý thuyết liên quan đến chính sách, trải nghiệm xã hội và tham gia các tiết học mô phỏng. Mỗi sinh viên đều được tiếp cận với một ca bệnh giả và trình bày cách giải quyết trước các giảng viên và sinh viên khác qua camera. Đây là một cơ hội tốt để thể hiện những gì sinh viên đã làm tốt và những điểm cần được cải thiện.
Bên cạnh những bài học đầy tính thực hành, cô còn có cơ hội trải nghiệm môi trường cộng đồng ở vùng nông thôn. Vào một ngày thứ Bảy, cô được chỉ định đến phòng khám RAM (Remote Area Medical) – phòng khám dành cho những người không có bảo hiểm y tế và được điều hành bởi các tình nguyện viên có nhiều kinh nghiệm y tế. RAM có các khoa như nha khoa, sức khỏe phụ nữ và nhãn khoa. Bệnh nhân có thể đến phòng khám và rời phòng khám ngay trong ngày với một cặp kính mới hoặc nhổ răng miễn phí. Bệnh nhân cắm trại trong bãi đậu xe qua đêm và xếp hàng hàng giờ để được khám bệnh. Đây thực sự là một dịch vụ y tế giúp ích nhiều cho cộng đồng.
[Tham khảo: Học ngành Điều dưỡng ra trường làm gì?]
Có nhiều điểm khác biệt giữa Mỹ và Scotland, điểm khác biệt chính là hệ thống chăm sóc sức khỏe tư nhân ở Mỹ. Mỹ có công nghệ tiên tiến hơn, tất cả bệnh nhân đều có phòng riêng, không có thời gian chờ đợi tối đa cho A&E và máy phân phát và kiểm tra thuốc nên việc này yêu cầu ít công việc giấy tờ.
Ngược lại, Ashley Epperley là sinh viên trao đổi từ University of Tennessee sang Robert Gordon University. Chương trình này đã giúp cô có cái nhìn thực tế hơn về nhiều mảng trong ngành Điều dưỡng. Cô từng thực chiến tại cả Mỹ và Scotland trong các lĩnh vực như chăm sóc đặc biệt, xạ trị và hóa trị, phẫu thuật nhi khoa, cấp cứu và thậm chí là RAM. Cũng nhờ đó, cô đã tìm ra lĩnh vực mà bản thân muốn theo đuổi trong tương lai.
Ở Mỹ, không có gì lạ khi mọi người phải chịu nhiều gánh nặng, phải đi vay tiền hoặc thậm chí lâm vào cảnh nợ nần chồng chất vì chi phí y tế. Mặt khác, ở Scotland, NHS cung cấp một hệ thống chăm sóc sức khỏe gần như miễn phí.
[Tham khảo: Hướng dẫn về Hệ thống Y tế Quốc gia (NHS) cho sinh viên quốc tế tại Vương quốc Anh]
Một điểm khác biệt nữa là: sinh viên tại Scotland có thể chọn chuyên ngành chăm sóc người cao tuổi, chăm sóc nhi khoa, hộ sinh hoặc sức khỏe tâm thần trước khi bắt đầu các lớp điều dưỡng; trong khi ở Mỹ, sinh viên được học tất cả các lĩnh vực này nhưng không chọn chuyên ngành của mình cho đến khi nhận được giấy phép hành nghề.
Ở Mỹ, tất cả các biểu đồ được thực hiện bằng điện tử trong khi ở Scotland, hầu hết các biểu đồ vẫn được thực hiện trên giấy. Ashley cho rằng đây là một kỹ năng rất có giá trị. Trên thực tế, cô thích biểu đồ giấy hơn vì mọi thứ ở ngay trước mặt mà không cần phải tìm kiếm nó. Mặt khác, sử dụng biểu đồ điện tử lại cho phép bạn truy cập ở bất cứ đâu trong bệnh viện.
[Tham khảo: 9 sự thật về sinh viên điều dưỡng có thể bạn chưa biết]
Sự khác biệt cuối cùng giữa hai trường điều dưỡng là cơ hội thực tập. Tại Tennessee, sinh viên được đến bệnh viện 1-2 ngày trong tuần, trong khi sinh viên ở Scotland được sắp xếp từ 9 đến 13 tuần trong khi làm việc theo lịch trình bình thường của bệnh viện.
Hệ thống y tế của cả Anh và Mỹ đều có những ưu điểm và nhược điểm riêng. Nhận thức về sự khác biệt đã thúc đẩy cô đặt câu hỏi, so sánh và thậm chí đổi mới bằng cách sử dụng điểm mạnh của cả hai hệ thống. Cô rất biết ơn vì đã có cơ hội trải nghiệm những khác biệt trong ngành điều dưỡng ở Scotland.
Người dịch: Thu Huyền (SSDH)