Vì sao phụ huynh Châu Á kì vọng nhiều vào giáo dục?

0

Sẵn sàng du học – Bậc cha mẹ nào cũng mong con cái học hành đến nơi đến chốn và trở thành công dân tốt, cuộc sống ổn định, những tư tưởng khát công danh vẫn thuộc về phụ huynh các nước Châu Á.

Đông đảo phụ huynh băn khoăn về cách thức các trường top Mỹ lựa chọn ứng viên.

Đông đảo phụ huynh băn khoăn về cách thức các trường top Mỹ lựa chọn ứng viên.

Mỗi cá nhân đều có những mục tiêu cho riêng mình, đối với Ling Krah – một cô bé người Úc gốc Trung là một ví dụ, với cô và mẹ theo đuổi việc học tập là mục tiêu hàng đầu.

Cô bé lớn lên trong môi trường mà tư tưởng đề cao việc học đã ăn sâu vào tiềm thức. Mẹ đã luôn là người có tầm ảnh hưởng lớn nhất với cô bé trong hầu hết mọi bước đi bao gồm cả việc lựa chọn nền giáo dục. Mẹ Ling luôn lo lắng về việc các trường tiểu học công lập ở Úc sẽ không thể giúp cô bé phát huy hết khả năng đọc và viết của mình, nên bà đã quyết định dạy cho cô bé tại nhà, với mong muốn cô sẽ vào Đại học và trở thành giáo sư Địa chất.

Bà luôn khẳng định rằng “giáo dục đã thay đổi cuộc sống của con tôi” và rằng những gì mà cô bé học được từ trường lớp trong quãng thời gian trưởng thành sẽ thực sự thay đổi tương lai của Ling.

Cũng có quan điểm tương tự, ông Atul Khapil – một ông bố đến từ Sydney nhấn mạnh rằng giáo dục mở ra hàng loạt những cơ hội mới cho cuộc sống của con trai ông. “Tôi không bao giờ thúc ép con mình học suốt ngày bởi vì đơn giản đó chỉ là một phần của cuộc sống. Nhưng tôi chắc chắn sẽ muốn con mình theo đuổi những khóa học thực sự bổ ích”.

Một trong những nghiên cứu mới nhất của nhóm ASG và Đại học Monash của Úc đã chỉ ra rằng 80% cha mẹ ở Ấn Độ và các nước châu Á đặt rất nhiều kì vọng vào thành tích học tập của con mình. Thống kê này cũng chỉ ra rằng, hầu hết cha mẹ ở các nước này đều muốn trường học dạy cho con họ các kĩ năng xã hội. Bên cạnh đó, họ cũng mong mỏi những kĩ năng giao tiếp trước đám đông sẽ được tăng cường giảng dạy và 62% tin rằng giáo dục giới tính nên được dạy ở trường.

Lý giải cho những áp lực về giáo dục kể trên, những bậc cha mẹ này cho rằng: “Ấn Độ là quốc gia đề cao vị trí số một”, đứng đầu lớp, đầu trường, đầu khoa… sẽ đem lại cho bạn những “đặc ân” trong tìm kiếm việc làm cũng như cuộc sống nói chung. Nhiều người cũng cho rằng, việc sở hữu một tấm bằng đại học danh giá là chiếc chìa khóa mở ra cánh cửa tới cuộc sống no đủ và hạnh phúc hơn cho con họ.

Mặc dù nhiều người tin rằng việc kì vọng quá nhiều vào con đường học tập của con cái sẽ khiến con trẻ phải chịu nhiều áp lực, song vẫn có những mặt tích cực về vấn đề này. Cũng theo nghiên cứu trên, sau khi khảo sát hơn 1800 bậc cha mẹ ở Úc, người ta đã đưa ra kết luận: kì vọng của cha mẹ càng lớn thì con cái càng đạt kết quả cao hơn trong học tập.

Một dấu hiệu khả quan trong quan điểm của các bậc cha mẹ hiện nay chính là mặc dù muốn con mình trở thành những học sinh xuất sắc xong họ vẫn nhận thức rõ ràng về tầm quan trọng của các hoạt động ngoại khóa cũng như tính sáng tạo trong học tập, làm việc. Họ cũng hiểu rằng giáo dục là một bước đệm trong cuộc sống, giúp con cái họ “nhìn thế giới với tư duy hoàn toàn khác”.

Có thể thấy, giáo dục ngày càng trở thành một phần quan trọng trong cuộc sống của nhiều người trẻ và việc được hưởng một nền giáo dục tiên tiến tại các quốc gia phát triển như Úc, Mỹ… đồng nghĩa với nhiều cơ hội nghề nghiệp hơn trong tương lai. Đó là lý do tại sao các bậc cha mẹ châu Á không ngừng chú trọng vào việc học tập của con cái và đặt nhiều kỳ vọng vào trường lớp.

Ánh Dương (SSDH) – Theo SBS

Share.

Leave A Reply