SSDH – Rất nhiều trường đại học sử dụng phương thức xét tuyển tổng thể để đánh giá các ứng viên, nhằm hiểu rõ hơn về “toàn diện cá thể” thay vì chỉ chăm chăm vào điểm số. Một cách để đạt được điều này chính là đọc thư giới thiệu từ giáo viên và cố vấn.
Bài này sẽ thảo luận những gì mà ban tuyển sinh đại học thực sự tìm kiếm trong các lá thư giới thiệu, và vì sao chúng lại quan trọng đến thế đối với toàn diện ứng cử của bạn. Hiểu được mục đích của thư giới thiệu, bạn sẽ có được ưu thế để tập hợp những lá thư tốt nhất cho đơn tuyển của bạn.
Để bắt đầu, hãy xem thật kỹ ý của các ban tuyển sinh là gì khi họ nói đến việc sử dụng tiến trình xét tuyển tổng thể.
Tiến trình xét tuyển tổng thể là gì?
Ngày càng có nhiều học sinh sinh viên nộp đơn học đại học. Ở rất nhiều trường, đặc biệt là những trường có tỷ lệ chọi cao, có một lượng dư thừa các học sinh sinh viên đạt chuẩn do số chỉ tiêu hết sức giới hạn.
Bởi vì có quá nhiều sinh viên đạt chuẩn xét trên phương diện điểm số, hội đồng tuyển sinh không thể hoàn toàn dựa vào tiêu chí khách quan này. Thay vào đó, họ dùng phương thức xét tuyển tổng thể để tìm hiểu về toàn diện con người học sinh, bao gồm tính cách, giá trị, và mục tiêu. Sự hiểu biết này giúp họ xác định xem ai là được chọn, thêm vào đó, phương thức này cũng giúp xây dựng một lớp sinh viên đa dạng với những khác biệt trong sở thích, trải nghiệm, và mục tiêu.
Bởi những lý do này, các viên chức của hội đồng tuyển sinh luôn muốn tìm hiểu mỗi học sinh, từ động cơ thúc đẩy một sinh viên cho tới vai trò của cô ta ở trường đại học. Họ thấu hiểu trực tiếp sinh viên , nhưng họ cũng biết được rất nhiều từ ban giám hiệu trường – đặc biệt là từ giáo viên và cố vấn học tập qua những lá thư giới thiệu.
Thư giới thiệu của bạn có thể (và nên) tiết lộ một số thứ về bạn. Chúng phải biểu lộ thế mạnh học thuật và sở thích của bạn, tính cách cá nhân, vai trò của bạn ở môi trường học đường, và định hướng của bạn trong tương lai. Bất kể người viết thư cho bạn có kể về những điều đó trực tiếp hay không, một lá thư tích cực cũng sẽ đề xuất khả năng bạn hòa hợp với giáo viên và những người khác trong trường.
Đối với các nhà tuyển sinh đang tìm hiểu về bạn, những lá thư này giúp họ cái cái nhìn sâu sắc về con người bạn, về sự hòa nhập của bạn và bạn sẽ làm việc cùng những người khác như thế nào ở trường đại học. Thêm vào đó, thư giới thiệu còn giúp củng cố việc bạn sẽ đóng góp và tăng thêm giá trị cho ngôi trường đại học và xã hội trong tương lai. Hãy có một cái nhìn cụ thể hơn về những điều các trường đại học tìm kiếm trong thư giới thiệu và vì sao, họ lại bắt đầu với kết quả học tập của bạn.
Thế mạnh tư chất và sở thích của bạn
Những bức thư giới thiệu có nhiệm vụ làm những minh chứng cho khả năng làm việc của bạn ở cấp độ đại học. Đặc biệt, thư giới thiệu của giáo viên bạn truyền đạt thái độ học tập của bạn, tính chịu trách nhiệm của bạn, cũng như sở thích học tập của bạn.
Các nhà tuyển sinh muốn tìm ra những học sinh sinh viên nổi trội trong lớp. Họ tìm kiếm những sinh viên nhiệt tâm – những người háo hức hoan nghênh các ý tưởng mới và đóng góp cho những cuộc tranh luận sôi nổi; đây chính là cơ sở trực giác để xem xét học bổng cũng như xem xét sự say mê công việc trí óc.
Ở ngoài lớp học, các giáo sư và các khoa ngành bậc đại học tìm kiếm những sinh viên sẽ tiếp tục gầy dựng giá trị trong xã hội. Họ muốn huấn luyện lớp thế hệ kế tiếp của những nhà nghiên cứu, những nhà văn, những nhà đầu tư, những kỹ sư và những nhà doanh nghiệp. Họ tìm kiếm những sinh viên khiến thế giới tốt đẹp hơn và tận dụng nền tảng giáo dục của họ để đóng góp cho thế giới.
Vì vậy, việc tìm những sinh viên có ưu thế trong học tập chính là mục tiêu quan trọng của các nhà tuyển sinh khi ngồi xem xét lại các thư giới thiệu. Chủ nhiệm khoa của Harvard, William Fitzsimmons nói rằng những bức thư giới thiệu là “cực kỳ quan trọng” và các nhà tuyển sinh tìm kiếm những bức thư mà tiết lộ về “ tư duy hiếu kỳ, sự sáng tạo, và niềm yêu thích học hỏi”.
Như vậy là ban tuyển sinh muốn biết về kết quả học tập và mục tiêu của bạn trong thư giới thiệu, thế thì bạn có thể làm gì có được lá thư đủ sức truyền đạt những tiêu chuẩn đó?
Điều này có ý nghĩa gì với bạn?
Có thể bạn đã biết, bạn có thể nhờ một giáo viên mà bạn gây ấn tượng cho người đó với sự tận tâm, nỗ lực, và niềm yêu thích của bạn trong môn học. Nếu bạn biết rõ bạn dự định học gì, vậy thì đi nhờ chính giáo viên trong lĩnh vực đó quả là ý tưởng tốt . Thậm chí khi ý tưởng của bạn mơ hồ, như bạn hứng thú với nhân học hoặc khoa học, bạn có thể hỏi những giáo viên có liên quan để làm vững thêm đam mê của bạn cho chuyên ngành đó.
Hầu hết sinh viên nhờ giáo viên cấp 2, vì các giáo viên này thường gặp bạn nhiều trong lớp và gặp cả năm. Hãy chắc chắn là giáo viên bạn nhờ sẽ vui vẻ cung cấp thư giới thiệu cho bạn, và cho giáo viên bạn biết các kế hoạch học tập cụ thể của bạn. Vì các nhà tuyển sinh mong mỏi các sinh viên yêu thích học hỏi và sự chuyên tâm với nền tảng giáo dục của họ, vậy nên quả lý lý tưởng nếu có một giáo viên nhận ra được những giá trị đó trong bạn và thể hiện điều đó trong thư giới thiệu.
Nhờ giáo viên viết về năng lực học tập của bạn có thể không tốn công sức. Tuy nhiên, việc ban tuyển sinh muốn biết những phẩm chất bên trong như tính cách và nhân phẩm, có thể không rõ ràng cho lắm. Các nhà tuyển sinh muốn biết bạn là người thế nào và bạn bộc lộ bản thân trong cộng đồng ra sao. Vì sao thấu hiểu con người bên trong của bạn lại quan trọng trên lá đơn tuyển sinh như vậy?
Phẩm chất cá nhân và vai trò của bạn trong cộng đồng
Tại sao hội đồng tuyển sinh lại muốn tìm hiểu về phẩm chất cá nhân của bạn? Điểm số của bạn vẫn chưa đủ hay sao?
Chà, không nhé. Những nguyên nhân mà ban tuyển sinh muốn tìm hiểu về bạn đã được đề cập phía trên và ta sẽ đi vào chi tiết ở đây. Vì một lẽ, họ muốn tìm hiểu về bạn để thêm chiều sâu vào đơn nộp của bạn. Số chỉ tiêu thì giới hạn mà lượng học sinh có điểm số cao lại bị dư thừa. Các nhà tuyển sinh cần dùng đến các yếu tố khác để quyết định tiêu chuẩn tuyển sinh.
Thêm vào đó, họ muốn xây dựng một tầng lớp sinh viên đa dạng về tính cách và trải nghiệm. Bản thân các trường đại học là các cộng đồng riêng biệt, và họ muốn có những sinh viên có thể sống, làm việc và chơi hài hòa với nhau.
Họ muốn những sinh viên có cá tính mạnh, có sự sáng tạo, và/hoặc phẩm chất lãnh đạo – những người mà sẽ có những đóng góp tích cực cho cộng đồng. Lại nhắc đến Dean Fitzsimmons, ông nói : “Thư giới thiệu có thể giúp chúng tôi nhìn được những gì ở phía sau điểm số và các loại đánh giá khác và có thể làm nổi bật những phẩm chất cá nhân như tính cách và kỹ năng lãnh đạo”.
Sinh viên có thể lãnh đạo các chuyến đi thiện nguyện, tổ chức các dịch vụ cộng đồng, hoặc hỗ trợ người khác về mặt xã hội – cảm xúc. Các sinh viên này sẽ xây dựng được những tình bạn giúp họ phát triển và trưởng thành. Bằng việc lựa chọn thế mạnh cá tính và kỹ năng xã hội như sự quan tâm và sự đồng cảm, các nhà tuyển sinh có thể tạo ra một môi trường vận hành trơn tru và khuếch đại việc học cũng như sự phát triển của sinh viên.
Học đại học là khoảng thời gian bận rộn và nhiều chuyển biến trong cuộc đời bạn., và các hội đồng tuyển sinh mong mỏi xây dựng những sinh viên sẽ có những đóng góp có ý nghĩa, nắm bắt mọi cơ hội và tạo dựng các mối quan hệ tích cực với nhau. Đã biết được tầm quan trọng của việc chia sẻ phương diện cá nhân của bạn trong thư giới thiệu, bạn có thể làm được gì để giúp đỡ những người viết thư cho bạn?
Điều này có ý nghĩa gì với bạn?
Cũng giống như việc bạn muốn chọn người viết thư mà bạn từng gây ấn tượng trong lớp, bạn cũng sẽ muốn tìm một người hiểu rõ bạn. Cách duy nhất để giáo viên và cố vấn học tập có thể thêm chiều sâu vào đơn của bạn và viết về bạn một cách trực tiếp và có ý nghĩa; đó chính là họ phải biết về con người bạn. Điều này không có nghĩa là họ biết về bạn nhiều hoặc như cách bạn thân bạn hiểu bạn, nhưng họ phải có một sự thấu hiểu về cá tính của bạn và những thứ quan trọng với bạn.
Nếu bạn chỉ vừa học lớp 11, thì hãy ghi nhớ kỹ việc viết thư giới thiệu trong tương lai. Hãy thúc đẩy bản thân tham gia vào hoạt động lớp và bộc lộ tính cách của bạn với giáo viên. Nếu bạn chưa biết cố vấn học tập của bạn, hãy hẹn gặp người đó và bàn luận về kế hoạch học đại học của bạn. Bạn có thể viết những điều này vào “bản sơ khai”, nhưng lý tưởng nhất vẫn là người viết thư hiểu rõ về bạn trước khi đọc qua các ý tưởng của bạn.
Ngoại trừ tính cách thường ngày của bạn, làm thế nào để thể hiện thứ quan trọng với bạn cho người khác thấy? Có một câu nói rất cổ đó là, “Làm hay hơn nói”. Hãy nghĩ về thứ bạn xem trọng nhất – cho dù là dọn dẹp môi trường, hay là cố gắng giảm thiểu tình trạng bắt nạt, hoặc tạo ra các biểu ngữ sáng tạo.Sau đó nghĩ đến các bước để kết nối các giá trị đó với hoạt động thường ngày của bạn.
Hãy thể hiện thứ quan trọng với bạn cho người viết thư thấy và cách bạn thực hiện chúng hằng ngày. Điều này không chỉ giúp họ hiểu bạn hơn, mà còn giúp họ tổng hợp các câu chuyện và quan sát để chia sẻ trên thư giới thiệu.
Ngoài việc xúc tiến các mối quan hệ tích cực với bạn đồng môn, trường đại học cũng muốn sinh viên làm việc tốt với quản lý các ngành và các khoa. Thư giới thiệu của bạn có thể truyền đạt cách bạn làm việc với các bộ phận quản lý đó. Vì sao điều này lại quan trọng với các nhà tuyển sinh?
Tương tác với cán bộ giảng dạy và các bộ phận khác
Như bạn đọc được ở trên, thư giới thiệu sẽ cực kỳ hữu ích trong việc mô tả năng lực học tập và phẩm chất cá nhân. Những đặc điểm này rất quan trọng với đơn dự tuyển của bạn, vì hội đồng tuyển sinh muốn xây dựng lớp sinh viên năng nổ và thành công – những sinh viên sẽ nắm bắt mọi cơ hội để đóng góp cho cộng đồng trên giảng đường đại học và về sau. Vì đại học là một môi trường có sự hợp tác và tương tác cực kỳ cao, ban tuyển sinh cũng rất quan tâm đến quan hệ của bạn với người khác.
hỉ đơn giản lấy được lá thư giới thiệu nổi trội đã là minh chứng cho khả năng hòa hợp của bạn với khoa ngành. Người viết thư sẽ viết về ấn tượng của họ về bạn cũng như các mối quan hệ của bạn. Hội đồng tuyển sinh sẽ có cái nhìn thấu đáo hơn về cách bạn hoạt động trong bối cảnh lớp học. Họ cố gắng đảm bảo rằng bạn sẽ gầy dựng các mối quan hệ hữu ích với các giáo sư và tận dụng hết lực sự dạy dỗ đó.
Ngoại trừ những vấn đề cần lưu tâm nói đến ở trên , liệu còn gì bạn có thể làm để chắc chắn là thư của bạn biểu lộ khả năng làm việc hòa hợp với cán bộ giảng dạy của bạn.
Điều này có ý nghĩa gì với bạn?
Cũng như việc bạn muốn nhờ người hiểu bạn, bạn cũng sẽ muốn một người mà bạn có mối quan hệ làm việc tích cực và tốt đẹp trong lớp. Giáo viên của bạn có cảm thấy bạn nhiệt tâm và đáng tin cậy hay không? Giáo viên của bạn có vui khi được dạy bạn và cảm thấy bạn đã rất trân trọng thời gian của cô ấy/ thầy ấy không?
Những điều này quan trọng trong bối cảnh trường phổ thông ra sao, thì cũng sẽ quan trọng tương tự trong bối cảnh giảng đường đại học. Hãy ghi nhớ cách bạn đã tương tác với khoa ngành ở trường trung học để lấy được thư giới thiệu. Quan trọng là ban tuyển sinh nhìn nhận bạn là một sinh viên xứng đáng được đầu tư – một sinh viên có thể tạo dựng quan hệ hữu ích với giáo sư giảng dạy và tận dụng hết lực thời gian quý báu của mình.
Các hội đồng tuyển sinh muốn tìm hiểu về con người bạn để có cảm quan thấu đáo hơn về bạn ở cương vị sinh viên đại học. Những yếu tố này đều sẽ góp phần tạo nên hình ảnh con người bạn trong tương lai. Hơn nữa, người viết thư giới thiệu cho bạn có thể trực tiếp bộc lộ những điều họ thấy bạn sẽ đạt được ở giảng đường đại học và về sau. Hãy xem thử đặc điểm quan trọng cuối cùng của thư giới thiệu và tại sao hội đồng tuyển sinh lại lưu tâm đến chúng như vậy.
Hình ảnh con người bạn trong tương lai
Nhìn chung, tất cả mọi yếu tố của thư giới thiệu đều cung cấp một tầm nhìn về hướng đi của bạn trong tương lai. Nếu giáo viên bạn viết rằng bạn yêu thích viết lách, thích viết báo cho trường, và hứng thú với các sự kiện quốc tế. thì hội đồng tuyển sinh sẽ cảm nhận được bạn có thể tác nghiệp trên đại học, và có thể, theo đuổi sự nghiệp báo chí trong tương lai. Xa hơn nữa, nếu giáo viên viết bạn là người có tính cách sâu sắc và biết quan tâm và tham gia vào hoạt động của lớp. thì hội đồng tuyển sinh có thể tự tin là bạn sẽ hòa hợp với các bạn đồng môn và các giáo sư.
Vì sao điều này lại quan trọng? Nhắc lại một lần nữa, các nhà tuyển sinh muốn xây dựng cộng đồng sinh viên hòa hợp với nhau và tạo ra môi trường học tập tốt có nhiều cơ hội. Họ muộn tận dụng quỹ thời gian của các giáo sư giảng dạy. Họ muốn giáo dục thế hệ lãnh đạo kế tiếp – những người sẽ đóng góp những tư tưởng có ý nghĩa . những cải tiến, và những giải pháp cho thế giới này.
Có thể nói, thư giới thiệu là mục đích quan trọng cho đơn tuyển của bạn. Chúng sẽ truyền đạt rất nhiều về bạn ở cương vị là người học sinh, người đồng nghiệp, và ở tư cách cá nhân. Để chốt lại, hãy xem xét vai trò quan trọng của thư giới thiệu cho đơn tuyển của bạn và bạn có thể làm gì để giúp giáo viên và cố vấn học tập viết ra những lá thư tốt nhất mà sẽ gây ấn tượng với hội đồng tuyển sinh ở trường đại học.
TỔNG KẾT …
Thư giới thiệu là một phần quan trọng của đơn dư tuyển đại học. Chúng truyền đi rất nhiều những thông tin tiết lộ về bạn với các nhà tuyển sinh, những người tìm kiếm các sinh viên có thành tích học tập ấn tượng , kỹ năng cá nhân và kỹ năng xã hội – các sinh viên sẽ thành công trên giảng đường đại học và về sau, bằng bất kỳ cách chính đáng nào đó.
Bạn có thể suy nghĩ rất nhiều rằng phần quan trọng này của đơn ứng tuyển nằm ngoài tầm tay của bạn. Tuy nhiên, bạn thực sự có thể điều khiển thứ mà giáo viên và cố vấn học tập của bạn sẽ viết trong thư giới thiệu.
Có một điều, là bạn có thúc đẩy bản thân tham gia việc tìm hiểu khoa ngành của bạn trong quá trình học phổ thông, đặc biệt là năm lớp 11. Hãy lưu tâm đến việc tương tác với giáo viên biểu hiện tính cách cũng như giá trị của bạn cho họ thấy, vì tất cả những thứ này sẽ là tư liệu quan trọng cho thư giới thiệu của bạn.
Một khi bạn đã thực sự nhờ viết thư, bạn có thể nói chuyện với giáo viên về kế hoạch học tập của bạn và những phẩm chất nào bạn muốn họ nhấn mạnh. Nếu bạn nộp đơn học ngành kỹ sư, bạn có thể nhờ giáo viên vật lý nêu bật kỹ năng của bạn trong môn học.
Cuối cùng, bạn có thể cung cấp một bản sơ khai chi tiết và chu đáo mà phản ánh được con người bạn và những trải nghiệm quan trọng đã tôi luyện nên bạn của ngày hôm nay. Bản sơ khai này sẽ giúp làm rõ cả suy nghĩ của bạn lẫn suy nghĩ của người viết thư cho bạn. Thêm vào đó, nó sẽ gợi nhắc họ về những câu chuyện và những ví dụ họ có thể bao hàm để khiến lá thư nổi bật hơn.
Trên hết, bạn phải ghi nhớ rằng thư giới thiệu là phần quan trọng của đơn dự tuyển đại học mà có thể rất có lợi cho việc bảo lãnh bạn với ban tuyển sinh. Hãy giữ điều này trong đầu, và dành cho thư giới thiệu nhiều sự quan tâm và suy nghĩ như bạn sẽ làm với tất cả những phần còn lại của đơn tuyển.
Nguồn: blog.perpscholar.com