Kpop – con gà đẻ trứng vàng của công nghiệp Hàn Quốc

0

Sẵn sàng du học – Kpop sinh lời, quyền lực tới mức tất cả các công ty lớn ở Hàn Quốc đều muốn đầu tư vào lĩnh vực này, kể cả chính phủ.

Năm 2012, đến 4% dân số Hàn Quốc tham gia vòng thử giọng cho Superstar K, cuôc thi hát trên truyền hình lớn nhất Hàn Quốc. Có nghĩa là trong một năm có 2,08 triệu người muốn trở thành ngôi sao Kpop cùng thi, ở môt quôc gia nơi dân số la 50 triệu. Trong khi đó, ngay ca cuộc thi American Idol (Thần tượng Âm nhac Mỹ) lừng danh cũng chỉ có khỏang 80.000 thí sinh mỗi năm, chiếm vỏn vẹn 0,03% dân số Mỹ.

Những doanh nghiệp lớn tham gia Kpop 

Con số này cho thấy làn sóng Hallyu, cũng như chiến lược của chính phủ Hàn Quốc nhằm thu lơi từ đó, đã xoay chuyển hoàn toàn cách người Hàn trẻ nhìn nhận tương lai của mình.

“Cho đến mươi hay mười lăm năm trước, (người Hàn) không xem âm nhạc và điện ảnh như một ngành kinh doanh chính thống”, Shin Hyung-kwan, chủ nhân của MNET (mạng lưới phát sóng chương trình truyền hình thực tế Superstar K, nói.

ssdh-giai-ma-han-quoc-sanh-dieu1

 

MNET, kênh truyên hình video ca nhạc chính của Han Quốc, thuộc sở hữu của CJ E&M – tập đoàn giải trí lớn nhất Hàn Quốc – một nhánh của tập đoàn CJ Group, tập đoàn này lại tách ra độc lập từ Samsung. (Bất kỳ công ty Hàn Quốc lớn có chút lý trí nào đều giành lấy một phần của chiếc bánh Kpop. Chính phủ Hàn Quốc, một nhà đầu tư lớn của Kpop cũng vậy).

Mạng lưới kênh truyền hình âm nhạc MNET là một thương hiệu nổi tiếng có tuổi đời 15 năm của CJ, và bộ phận điện ảnh của ahngx là một trong những nhà sản xuất và phát hành phim thành công nhất châu Á.

CJ và Samsung không còn liên quan tới nhau nữa, dù chúng thuộc sở hữu cảa các thành viên thuộc cùng một gia đình. Nhưng sự nhạy bén trong kinh doanh đến đáng kinh ngạc của CJ E&M chắc chắn gợi nhớ đến công ty mẹ một thời của nó.

Nói vê công ty, Shin nói, “Ở các nước khác không có công ty nào tương tự”. Ông không nói đùa. CJ E&M là tấm gương điển hình của một công ty pop culture Hàn Quốc: Nó gồm những đơn vị được tích hợp hoàn chỉnh, hỗ trợ lẫn nhau trong một hệ sinh thái, có hiệu quả và lợi nhuận rất cao. Công ty chia ra thành các mảng truyền hình âm nhạc (ví dụ như MNET), phát hành phim, giải trí trực tiếp (họ đã dựng vở nhạc kịch Mama Mia) tại Trung Quốc), trò chơi điện tử, và “truyền thông thông minh”, đại loại là một nền tảng truyền thong xã hội qua mạng 2.0 nhằm tiếp thị tất cả những mặt hàng trên.

Khi CJ E&M tổ chức một buổi biểu diễn, nó cũng đồng thời phát hành hai trò chơi điện tử, một về nhạc và một về vũ đạo theo chủ đề của buổi diễn. Hình thức “tay nọ rửa tay kia” này là đặc trưng của Hàn Quốc.

Công ty này được thành lập vào năm 1995, nhưng đến năm 2011 thì được thúc đẩy để trở thành một thương hiệu như ngày nay nhằm tránh phải cạnh tranh với các quốc gia châu Á khác. Chắc chắn không mấy công ty ngoài Hàn Quốc có thể xây dựng hình mẫu xuyên phương tiện giải trí này nhanh đến vậy. Kể cả có làm được, các công ty đó cũng phải mất hàng năm để bắt kịp với CJ.

Làm sao để đạt được thành công nhanh chóng đến thế? Hệ thống của CJ E&M tiêu biểu cho chiến lược xuất khẩu của Hàn Quốc nói chung: Tất cả phụ thuộc vào một niềm tin nhất quán, rằng một khối toàn thể lớn mạnh hơn tổng các bộ phận nhỏ của nó. Chính phủ Hàn Quốc, các công ty giải trí và công nghệ thông tin, và cả các tập đoạn không liên quan đến ngành giải trí hiểu rằng họ phải hợp tác để Hallyu thống trị thế giới.

Còn một lý do khác, tiêu cực hơn, để giải thích vì sao không cần phải lo các quốc gia khác sẽ bắt chước mô hình xuất khẩu Kpop: Quá trình đào tạo các ngôi sao quá khắc nghiệt nên sẽ chẳng có mấy ngôi sao tiềm năng ở các nước khác sẵn sàng chịu đựng nó. Trong khi đó, thanh niên Hàn Quốc đã quen với áp lực học hành nặng nề, kỷ luật cực đoan, những lời chỉ trích không ngớt và thức trắng đêm.

Tất nhiên, vẫn có những quốc gia có những người trẻ chăm chỉ, có động lực sẵn sàng làm mọi thứ để trở thành sao (Ấn Độ là một ví dụ). Nhưng thẳng thắn mà nói các nước này thiếu nguồn sinh lực tài chính và kỹ năng tổ chức của Hàn Quốc để có thể xuất khẩu các ngôi sao này ra thế giới. Hình mẫu Kpop đòi hỏi các công ty âm nhạc đầu tư trước một số tiền rất lớn, mà lợi nhuận thì xa vời.

“Kpop là một kế hoạch năm đến bảy năm”, Lee Moon-won nhận xét, “và Mỹ không thể làm thế”. Ở các nước khác, việc đầu tư nhiều tiền đến vậy vào đào tạo sẽ không sinh lợi.

ssdh-black-pink

 

Nhiều giám đốc điều hành âm nhạc bước chân vào ngành sẽ nghĩ rằng họ sẽ là người quản lý nghệ sĩ, song lại phát hiện ra vai trò thật sự của mình là bảo mẫu dài hạn. Kpop là một hệ thống gia trưởng có nhiệm vụ đưa các ngôi sao vào khuôn phép.

Vấn đề không chỉ là liệu các thành viên trong nhóm của hòa thuận không, mà còn cần phải đảm bảo họ không lái xe khi say rượu, dùng ma túy, hay có scandal tình dục. Đào tạo sao Kpop là giáo dục một con người. Đây cũng là lý do vì sao thành viên nhóm lại được dạy cách cư xử.

Công thức cho một bài hát, nhóm nhạc thành công của Kpop

MNET, ra đời năm 1997 đóng vai trò thiết yếu trong việc thay đổi cái nhìn của công chúng với ngagnh giải trí. Nếu MTV thay đổi cách người Mỹ nhìn âm nhạc, thì MNET biến ngành âm nhạc vốn chỉ dựa vào ca khúc thành dựa vào video.

Và rồi đến đầu những năm 2000, Bi xuất hiện: là một ca sĩ RnB với thân hình gợi cảm, anh phá vỡ mọi chuẩn mực. Các video của Bi là những video đầu tiên tôi xem có phong cách mang dấu ấn Kpop như bây giờ: Mang tính nghệ thuật cao, đạo cũ cách điệu, như thể video được quay trong phim Ma trận, và vũ đạo thì xuất sắc.

Bi là ngôi sao Kpop đầu tiên vươn ra thế giới. Năm 2006, anh nằm trong danh sách 100 người có ảnh hưởng nhất đã định hình thế giới của chúng ta trên tạp chí Time. Năm 2007, anh có tên trong danh sách “Những người đẹp nhất” của tạp chí People.

Bi Rain

Bi Rain

Shin giải thích công thức cho một bài hát Kpop nổi tiếng: Nếu bạn xem video, bạn sẽ thấy hai điều.

Shin giai thich công thức cho môt bài hát K-pop nổi tiếng: “Nếu bạn xem video, ban sẽ thấy hai điều thu hút sự chú ý: hình ảnh và hook (Thuật ngữ trong âm nhạc để chỉ đoạn nhạc, hay cụm ca từ khiến người nghe chú ý và ghi nhớ). Bạn sẽ thấy cả hai cùng một lúc. Điểm khác biệt lớn và rõ ràng nhất, theo Shin, là chất lượng của vũ đạo. “Ở Mỹ, vũ đạo của các nhóm nhạc nổi tiếng rất khác”. “Khác”, ý ông là tệ.

“Hãy nhìn nhóm New Kids on the Block chẳng hạn, các thành viên không thật sự đều nhau. Và trong các tiết mục của Justin Timberlake, các vũ công thường trễ nhịp một chút. Vũ công ở Mỹ tự do hơn, họ nhảy theo cảm xúc. Mỹ không có ca sĩ nào nhảy thật sự giỏi, ngoại trừ ai đó như Michael Jackson, và những tài năng như vậy trăm năm may ra có một. Và các nhóm Jpop nhảy cũng không giỏi, vì họ không tập”.

Nhảy giỏi thôi không đủ. Các thành viên nhóm nhạc Kpop phải nhạy đồng bộ đến hoàn hảo, như bánh răng đồng hồ vậy. Nếu bạn xem một video Kpop, bạn sẽ để ý đến dù không ai là Baryshnikov, nhưng các thành viên nhảy chính xác đến từng giây. Để được như vậy, nhóm phải được lập ra khi các thành viên còn trẻ, và chỉ ra mắt công chúng khi họ đã học được cách hành động thống nhất.

Các bài hát và video tập trung vào ca sĩ, không phải nhạc sĩ, không có phần độc tấu nhạc cụ nào. Về phần nhìn, cần lưu ý rằng Gangam Style của Psy là một ngoại lệ: Nó quay cảnh đường phố thật, địa điểm thật, phần lớn không thêm thắt gì. Ngược lại, cảnh trong hầu hết video Kpop khác thường thưa thớt, phi thực, đôi lúc lạnh lẽo như phiên bản thời đại không gian của kịch Chekhov. Con gái lúc nào cũng cười, con trai thì không, thay vào đó lại mang vẻ mặt như chiến binh. Ai ai cũng cực kỳ quyến rũ.

Các nhóm Kpop thường có khá nhiều thành viên, ví dụ SNSD có 9 thành viên. Nhạc kiểu Kpop không cần nhiều người đến thế, nhưng các nhà sản xuất âm nhạc hàn Quốc phát hiện ra rằng fan rất thích các nhóm lớn diễn đồng bộ.

Để hiểu Kpop công nghiệp tới mức nào, một chương trình truyền hình Hàn Quốc cùng lúc thành lập bốn nhóm nhạc Kpop riêng biệt, mỗi nhóm lấy chủ đề là một màu sắc. Gộp chung lại, họ được gọi là Sắc màu Kpop. Hai nhóm nữ là Đỏ Rực rỡ, và Trắng Huyền bí. Hai nhóm nam là Lam Kịch tính và Đen Năng động. Trang phục của các nhóm có màu tương ứng. Mỗi nhóm có tính cách riêng: Trắng trong sáng, Đỏ táo bạo…

Nếu chuyện này nghe như kế hoạch tiếp thị cho dòng sản phẩm quần áo nhiều màu mix-and-match của hãng Gap, thì đây đúng là hiệu ứng các nhà sản xuất đang mong đợi. Khán giả không cần biết câu chuyện đằng sau từng ca sĩ – ai lớn lên ở khu nhà di động hay từng hát ở nhà thờ. Ý tôi là, tiểu sử của một cô cậu bé mới 20 tuổi thì có thể thú vị đến mức nào chứ? Các fan Kpop thích các ngôi sao, không phải các siêu sao: họ không muốn lâm vào hoàn cảnh một thành viên của nhóm trở nên quá thiết yếu.

Các ban nhạc được khuôn đúc và đối xử như một mặt hàng tiêu dùng ngay từ ngày đầu tiên. Các nhà sản xuất âm nhạc viết ra một ban thiết kế sản phẩm cho ban nhạc họ muốn, từ những chi tiết nhỏ nhất như ngoại hình, giọng hát và chiến dịch marketing, trước cả khi họ bắt đầu tuyển thành viên.

Các giám đốc điều hành Kpop luôn để mắt đến thị trường nước ngoài, và khả năng thích nghi với các nền văn hóa khác là một phần của công thức. Nhiều nhóm Kpop phát hành ca khúc tiếng Trung, tiếng Nhật. Toàn bộ chiến lược tiếp thị DBSK đều dựa trên sức hút với Nhật Bản.

Super Junior có một nhóm nhỏ ở Trung Quốc, tên Super Junior M với hai thành viên người Hoa. Nhiều nhóm khác, như 2NE1, có các thành viên người Mỹ gốc Hàn để hát tiếng Anh chuẩn xác. Rõ ràng hệ thống này có hiệu quả.

Cá Domino (SSDH) – Theo news.zing

Share.

Leave A Reply