Những điều cần lưu ý khi thuê Nhà tại Nhật Bản

0

SSDH – Khi đi du học Nhật Bản, ngoài việc chọn trường Nhật ngữ để theo học, việc tìm thuê nhà ở Nhật Bản cũng là một vấn đề vô cùng quan trọng đối với các bạn du học sinh. Các bạn có thể ở KTX của trường tuy nhiên thời gian được ở KTX sẽ bị giới hạn, do đó việc trang bị kiến thức về Cách thuê nhà ở Nhật bản là rất cần thiết.

 du%20hoc%20sinh%20nhat%20ban.jpg

 

Để thuê được một ngôi nhà ưng ý và thuận tiện, trước hết bạn cần phải xác định được các điều kiện sau:

  • Có khả năng trả tiền nhà đến bao nhiêu
  • Muốn có mấy phòng, độ lớn ra sao
  • Muốn sống ở vùng nào , có gần ga hay không.

 

Việc tiếp theo chính là hãy đến công ty bất động sản nơi mình muốn đến sống nói chuyện về những yêu cầu của mình (địa điểm, tài chính, số phòng…). Bạn có thể tìm nhà thông qua bạn bè giới thiệu trực tiếp đến chủ nhà tuy nhiên thông thường sẽ khó tìm được nhà như ý. Khi bạn đồng ý một số mẫu nhà mà công ty bất động sản cung cấp, họ sẽ đưa bạn đi xem trực tiếp. Chọn 1 cái vừa ý trong số nhiều nhà được giới thiệu. Nghe giải thích tỉ mỉ, sau khi hiểu rõ và chấp nhận thì hãy nộp đơn cho công ty. Sau đó, nếu chủ nhà đồng ý thì được, nhưng nếu chủ nhà không đồng ý thì không ký hợp đồng được có thể vì lý do chủ nhà không cho người nước ngoài thuê hoặc bạn không có người bảo lãnh (hoshonin). Có nhiều nhà Chủ nhà đòi hỏi là người Nhật đang đi làm mới đủ tư cách bảo lãnh. Trường hợp chủ nhà đồng ý thì hãy nghe giải thích rõ ràng về nội dung hợp đồng, sau khi hợp đồng thuê mướn nhà được ký thì có thể dọn vào ở. Hơn nữa, trước khi ký hợp đồng hãy cùng xác nhận cho thật rõ ràng tránh nhiệm của bạn cũng như của chủ nhà, của công ty môi giới như thế nào để tránh trường hợp tranh chấp không đáng có.

 

Chi phí để thuê nhà – chính là điều bạn nên quan tâm nhất, thông thường ở Nhật để thuê được một căn hộ bạn cần thường phải chuẩn bị khoảng 4 lần số tiền nhà định thuê hàng tháng. Tiền đặt cọc thường là 1 tháng (nhà đẹp phải 2 tháng). Tiền này có thể lấy lại sau khi chuyển nhà. Tuy nhiên chủ nhà sẽ dùng nó để trừ các chi phí nếu có mà họ phải trả sau khi mình chuyển đi, ví dụ tiền dọn dẹp, tiền sửa chữa hỏng hóc, … Sau khi trừ hết các chi phí đó, số tiền còn lại chắc cũng ko còn bao nhiều. Tiền lễ thường là 1 tháng. Tiền này được diễn dịch là tiền để được chủ nhà cho phép vào ở. Tiền này không lấy lại được. Thường thì chủ nhà dùng tiền này để sửa chữa nhà sau khi người trước dọn đi, ví dụ thay chiếu, giấy dán tường, nền nhà, …. Bằng cách này, mỗi khi dọn vào, nhà lúc nào cũng như mới. Tiếp theo là tiền chi phí cho công ty môi giới (fudosan). Số tiền này thường là 1 tháng, có nơi nửa tháng. Rồi tiền bảo hiểm nhà, tiền xử lí mối mọt, côn trùng, tiền làm chìa khóa mới. Cuối cùng là 1 tháng tiền thuê nhà vì tiền thuê nhà phải được trả trước hàng tháng. Như vậy bạn cần phải chuẩn bị số tiền khá lớn khoảng 160,000Yen ~ 200,000 Yên cho một lần chuyển nhà!

 

Những điều cần chú ý khi thuê nhà:

  • Chắc chắn phải tìm người bảo lãnh: Vì cần phải có người bảo lãnh nên chuẩn bị trước tên họ, địa chỉ, số điện thoại, nơi làm việc của người bảo lãnh.
  • Hãy đi cùng với người biết tiếng Nhật Nếu không biết tiếng Nhật thì không nói chuyện thông suốt với công ty bất động sản được, hoặc là để có thể dự đoán được những phiền toái có thể bị vướng vào nên nhất định phải đi cùng với người biết tiếng Nhật. Tốt nhất là nên đi chung với người bảo lãnh.

 

Khi thuê nhà, bạn phải tuân theo những quy định của chủ nhà và khu vực bạn đang ở, có một vài những việc bị cấm khi thuê nhà như:

  • Không được phép thay đổi, sửa chửa nhà nếu không có sự đồng ý của chủ nhà.
  • Luật pháp Nhật cấm cho người khác thuê lại nhà mình đang thuê.
  • Cũng có trường hợp cấm nuôi súc vật như chó mèo trong nhà.

 

Những trường hợp bị cắt hợp đồng thuê nhà:

  • Không trả tiền thuê nhà.
  • Ồn ào gây phiền phức cho hàng xóm.
  • Các việc khác: nên yêu cầu công ty bất động sản giải thích đầy đủ trước khi thuê.

 

Những loại giấy tờ cần thiết phải chuẩn bị:

  1. Thẻ cư trú, con dấu.
  2. Giấy chứng nhận thu nhập hoặc chứng nhận là học sinh đang đi học.
  3. Tên họ, địa chỉ, số điện thoại, nơi làm việc… của người bảo lãnh.

 

Nguồn: Dân việt

Share.

Leave A Reply