Du học Úc: Du học sinh có tỉ lệ trượt môn cao hơn học sinh bản địa?

0

Sẵn sàng du học – Chương trình Four Corners đài ABC phát sóng ngày 6 tháng 5 đã cáo buộc một số trường đại học chấp nhận du học sinh không có các kỹ năng tiếng Anh cần thiết để hoàn thành khoá học của họ từ đó dẫn đến việc các du học sinh thường xuyên trượt các bài kiểm tra.

sinh-vien-quoc-te-1-e1556170011560

Những cái buộc như vậy được đưa ra rất thường xuyên, bao gồm cả các cơ quan chính phủ đều cho rằng có vấn đề này thực sự tồn tại. Nhưng vấn đề này lan rộng đến mức nào thì rất khó để đánh giá. Một biện pháp khả thi là xem xét tỉ lệ đỗ/trượt của các du học sinh.

Trả lời SSDH Team, Chủ tịch Đại học Australia – Giáo sư Margaret Gardner cho biết du học sinh và học sinh trong nước có tỉ lệ đỗ tương đương nhau. Nếu du học sinh được nhận vào mà không có các kỹ năng ngôn ngữ cần thiết, họ sẽ thất bại ở các bài kiểm tra ở mức cao hơn so với các học sinh bản địa.

Thành công của du học sinh quốc tế

Năm 2016, du học sinh bậc đại học trượt 15% trong số tất cả các môn học, so với tỷ lệ thất bại 14% của các học sinh bản địa. Đây là những số liệu để biết được xem du học sinh có trúng tuyển vào trường đại học mà họ được nhận hay không. Những học sinh khoá sau thì có tỉ lệ trượt thấp hơn.

Mặc dù hầu hết các du học sinh trượt nhiều môn học hơn so với học sinh bản địa thì lí do là các du học sinh chủ yếu đăng kí các khóa học về công nghệ thông tin, kỹ thuật hoặc thương mại. Những học sinh bản địa cũng có tỉ lệ trượt môn ở các ngành này cao hơn mức trung bình. Điều này cho thấy những môn học rất khó hoặc những yêu cầu tuyển sinh đầu vào của những chuyên ngành này ảnh hưởng đến cả các du học sinh và học sinh trong nước.

Để đánh giá một cách công bằng kết quả học tập của du học sinh thì cách tốt nhất là so sánh kết quả ở những ngành học này.

Trong những năm gần đây, các học sinh trong nước và quốc tế theo học chuyên ngành cử nhân công nghệ thông tin đều có tỉ lệ trượ môn ngang bằng nhau với hơn 20% học sinh thất bại trong các bài kiểm tra. Mặc dù tỉ lệ trượt môn đang có xu hướng giảm nhưng cả hai nhóm học sinh đều có tỉ lệ thất bại cao đáng kinh ngạc.

Trong các khoá học chuyên ngành cử nhân kỹ thuật, tỉ lệ thất bại của học sinh trong nước và quốc tế thấp hơn so với chuyên ngành công nghệ thông tin và không biến đổi đáng kể trong những năm gần đây. Một lần nữa, không có nhiều khác biệt giữa du học sinh và học sinh người bản địa.

Các khóa học liên quan đến kinh doanh là sự lựa chọn phổ biến nhất cho du học sinh. Tỉ lệ trượt môn dao động theo từng thời kì, có ít du học sinh thất bại ở các kì thi hơn các học sinh trong nước ở đầu thập kỉ này nhưng số lượng này lại tăng trong những năm gần đây.

Đối với bậc giáo dục đại học, chúng tôi không thấy sự khác biệt lớn về tỉ lệ trượt môn mà khả năng tiếng Anh mới là một vấn đề nghiêm trọng đối với du học sinh. Nhưng nó là một câu chuyện phức tạp hơn khi nói đến các du học sinh bậc sau đại học.

Tỉ lệ trượt môn của các du học sinh bậc sau đại học

Tuyển sinh sau đại học quốc tế đang gia tăng nhanh hơn so với tuyển sinh đại học. Trong năm 2017, số lượng du học sinh được nhận vào các trường đại học áp đảo số lượng du học sinh theo học bậc sau đại học. Điều này có thể làm tăng mối lo ngại các trường đại học sẽ đưa ra yêu cầu đầu vào quá thấp để đạt được mức tăng trưởng trong tuyển sinh sau đại học.

Trong ngành công nghệ thông tin, chúng ta có thể thấy trong những năm gần đây, du học sinh bậc sau đại học đã liên tục trượt môn với tỉ lệ cao hơn so với học sinh trong nước. Trong một số năm, sự khác biệt giữa hai nhóm học sinh này là khá lớn. Tuy nhiên, tỉ lệ trượt môn của các du học sinh bậc đại học ngành công nghệ thông tin thì lại ít hơn nhiều.

Trong ngành kỹ thuật, cho đến năm 2012, học sinh quốc tế thường có tỉ lệ thất bại thấp hơn so với học sinh trong nước, nhưng kể từ đó, du học sinh đã bắt đầu trượt các kì thi với tỉ lệ lớn hơn học sinh trong nước.

Trong ngành thương mại, cả học sinh trong nước và quốc tế đều có tỉ lệ trượt môn cao trong những năm đầu của thập kỷ này. Du học sinh đã liên tục thất bại trong việc vượt qua các kì thi của môn học chuyên ngành với tỉ lệ cao.

Kể từ năm 2012, tỉ lệ trượt môn cho cả ba chuyên ngành sau đại học đã cao hơn so với những năm trước. Cùng năm đó thì tỉ lệ các du học sinh nhập học cũng giảm và sự bùng nổ hiện tại bắt đầu vào năm 2013.

Yêu cầu về tiếng Anh có thể quá thấp

Mặc dù dữ liệu không nói lên một câu chuyện hoàn toàn nhất quán, chúng ta có thể thấy những ảnh hưởnh của việc giảm bớt những yêu cầu tuyển sinh đầu vào, đặc biệt là đối với các du học sinh bậc sau đại học.

Kể từ năm 2012, quy định về visa du học quốc tế nói chung đã trở nên ít nghiêm ngặt hơn. Phần lớn việc kiểm tra du học sinh được thực hiện bởi các trường đại học.

Yêu cầu khả năng tiếng Anh chính thức cho visa du học chưa bao giờ cao. Ví dụ, một trong những tổ chức kiểm tra tiếng Anh đưa ra khuyến nghị với điểm 7 trên thang điểm 1-9 cho các khóa học. Tuy nhiên, điểm tối thiểu cần thiết cho visa du học chỉ là 5.5. Không có trường đại học nào ở Úc có yêu cầu đầu vào tiếng Anh nói chung trên 6.5, mặc dù một số khóa học cụ thể có yêu cầu khó hơn.

Mặc dù tỉ lệ trượt môn là những chỉ số quan trọng, đặc biệt là đối với các du học sinh trả học phí cao để theo học các trường đại học ở Úc, nhưng họ không thể chứng minh được yêu cầu nhập học là thỏa đáng, bởi vì những lo ngại khác đã được đặt ra xung quanh các du học sinh.

Gian lận và chấm điểm nhẹ tay có thể ảnh hưởng đến tỉ lệ trượt môn

Trong một cuộc khảo sát học sinh, trong đó các du học sinh chiếm 15% tổng số các câu trả lời thì 33% học sinh thú nhận mình đã gian lận là du học sinh.

Thái độ của du học sinh và các học sinh trong nước đối với gian lận không có sự khác biệt. Nhưng đối với các học sinh quốc tế, hậu quả của việc trượt một khoá học nào đó có thể nghiêm trọng hơn. Họ có thể bị mất visa và trở về nhà với số tiền ít ỏi so với khoản đầu tư của gia đình. Điều này tạo ra một động lực thúc đẩy họ gian lận trong các bài thi.

Trong một cuộc khảo sát song song với các nhân viên học tập, hơn hai phần ba đã nghi ngờ bài luận do du học sinh nộp không phải là do họ viết. Hầu hết các trường hợp thì chính sự hiểu biết của họ về khả năng tiếng Anh của du học sinh đã dẫn đến sự nghi ngờ này.

Vì vậy, tỉ lệ đỗ của các du học sinh có thể bị thổi phồng bởi đạo văn nếu nó không được phát hiện hoặc không được chứng minh. Trong chương trình Four Corners, một học giả tuyên bố từ chối chấm điểm bài thi bị nghi là đạo văn đã dẫn việc hợp đồng làm việc giữa anh và trường đại học không được gia hạn.

Một lý do khác khiến tỉ lệ qua môn của các du học sinh có thể bị thổi phồng là do “chấm điểm nhẹ tay”. Một cuộc khảo sát của công đoàn năm 2017 cho thấy 28% các nhà giáo dục đồng ý với đề xuất: “Tôi cảm thấy áp lực khi phải cho các du học sinh phải trả học phí qua môn dù bài thi của họ không đủ chất lượng.”

Chính sách phản hồi của chính phủ

Chính phủ đã không bỏ qua những vấn đề này. Đó là việc hành động để hạn chế gian lận thương mại. Chính phủ đã ủy thác nghiên cứu về việc các cách vào đại học khác nhau ảnh hưởng đến kết quả của du học sinh quốc tế. Các điều khoản bảo vệ người tiêu dùng đặc biệt đã được áp dụng cho du học  trong một thời gian dài.

Nhưng cũng giống như các trường đại học, chính phủ bị lóa mắt bởi số tiền mà du học sinh đem lại và đã tập trung vào giáo dục quốc tế như một ngành xuất khẩu.

Với rất nhiều vấn đề xoay quanh các yêu cầu đầu vào giáo dục quốc tế như Four Corners đã đưa ra, khai thác sinh viên quốc tế, các vấn đề dân số và di cư rộng lớn hơn – chính phủ tiếp theo sẽ cần phải xem xét để cân bằng lại các ưu tiên đang cạnh tranh nhau.

Người dịch: Thuỳ Dương (SSDH)

Share.

Leave A Reply