Chuyện làm thêm

0

Sẵn sàng du học – Du học có nên đi làm thêm? Làm những công việc gì để không ảnh hưởng đến  học tập? Lương làm thêm có cao không? Làm sao để du học sinh không bị bóc lột sức lao động? Vân vân và mây mây… Rất rất nhiều câu hỏi thắc mắc mà SSDH TV nhận được từ du học sinh các nước. Vì vậy chúng mình quyết định giải đáp cho các bạn bằng Clip 4 kì này với chủ đề ‘’Chuyện làm thêm!’’. Hãy cùng xem nhé!

Chuyện làm thêm!

Du hoc sinh luôn quan tâm đến vấn đề đi làm thêm, nhưng để đi làm thêm đúng cách và hiệu quả thì không phải bạn nào cũng biết nhất là thời gian đầu. Các bậc Phụ huynh cũng rất lo lắng về vấn đề này, nhất là khi có các bài báo lên án nạn bóc lột du học sinh ngày càng nhiều. Đa số các bạn du học sinh tìm đến việc làm thêm để trang trải sinh hoạt phí, nhưng không ít bạn ‘’mếu mặt’’ vì gặp phải những tình huống rất ‘’oái ăm’’. Hôm nay, Team gỡ rối du học sẽ chia sẻ các góc “nổi”, góc khuất khi đi làm thêm và đưa ra bài toán làm thêm thông minh cho các bạn.

 1.Thời gian cho phép du học sinh làm thêm tại các nước

Chúng mình sẽ điểm qua về quy định làm thêm ở một số nước để các bạn tham khảo:

Tại Anh, bạn phải có visa bậc 4 để được phép đi làm thêm, thời gian tối đa 10 – 20h/tuần.

Tại Mỹ, bạn chỉ được làm thêm trong khuôn viên trường nếu có visa F1, muốn làm thêm ngoài trường bạn phải có giấy phép của Sở di trú.

Tại Canada, bạn không bị giới hạn thời gian làm thêm nếu làm trong khuôn viên trường, nếu làm ngoài trường bạn được cho phép tối đa 20 tiếng/tuần.

Tại Úc, bạn được phép làm thêm tối đa 40 tiếng/2 tuần và được nhận quyền lợi bình đẳng như những người lao động Úc.

2.Du học sinh có thể làm thêm những công việc gì?

Hiện nay du học sinh Việt khi đi du học đa phần đều mong muốn có công việc làm thêm để trang trải chi phí sinh hoạt cũng như trả thêm một phần học phí phụ giúp gia đình. Tại các nước mà du họ sinh du học như Anh, Úc, Mỹ, Canada thì cơ hội việc làm cũng đa dạng và nước lương trả cũng ổn định tùy thuộc theo kinh nghiệm làm việc và khả năng ngoại ngữ cũng quyết định số tiền lương của các bạn. Nếu như ở Anh số tiền lương khoảng 8-9 Bảng/h, ở Úc khoảng 8-12 AUD/h…Theo khảo sát thì các bạn du học sinh thường chọn những loại công việc sau để làm:

  • Dạy thêm: bạn có thể tìm đến những gia đình Việt kiều để dạy tiếng Việt cho con của họ, thu nhập một khoản cũng kha khá đấy nhé. Công việc này cũng không quá khó khi bạn hướng dẫn cho các em nhỏ học các bộ môn ở trường.

+Điểm cộng: công việc không quá vất vả, thu nhập cao.

+Điểm trừ: không chủ động được thời gian, phải có tính kiên nhẫn.

  • Nhân viên bán hàng: Công việc của nhân viên bán hàng gồm có trợ giúp khách hàng tại cửa hàng, kiểm kê hàng hóa và lau dọn.
Làm công viêc bán hàng giúp bạn nâng cao khả năng tiếng anh, khả năng giao tiếp, linh hoạt về thời gian. Nhưng công việc bắt đầu từ sớm và bạn phải đứng gần như cả ngày - SSDH

Làm công viêc bán hàng giúp bạn nâng cao khả năng tiếng anh, khả năng giao tiếp, linh hoạt về thời gian. Nhưng công việc bắt đầu từ sớm và bạn phải đứng gần như cả ngày – SSDH

  • Trợ lý văn phòng: làm việc chủ yếu tại các văn phòng công ty tại Úc, công việc chủ yếu là pha cà phê, photocopy giấy tờ, gửi email và sắp xếp lịch trình.

+Điểm cộng: Công việc đơn giản, làm giờ hành chính (9h sáng đến 6h chiều), lương khá, bàn đạp mở ra những công việc sau này tại công ty cho bạn.

+Điểm trừ: Công việc có phần hơi nhàm chán, ít tương tác với mọi người.

  • Bồi bàn: đây là việc làm thêm cho sinh viên phổ biến nhất không chỉ tại Úc mà ở nhiều nơi khác. Là một bồi bàn, bạn sẽ bưng bê đồ ăn, dọn dẹp, ghi đơn order và giải quyết các vấn đề thường gặp.

+Điểm cộng: Mức lương hợp lí, có cơ hội luyện tiếng Anh, công việc khá bận rộn nên không bị nhàm chán.

+Điểm trừ: Có thể cảm thấy khá mệt mỏi khi đông khách, đầu bếp khó tính, ở Úc không có văn hóa tip cho bồi bàn.

  • Bartender, pha cafe: phù hợp với những ai muốn tăng cường xã giao để mở rộng mối quan hệ, với việc làm thêm này bạn sẽ học cách nhẫn nại với khách hàng say xỉn.

+Điểm cộng: Mức lương lí tưởng, môi trường làm việc vui vẻ, có cơ hội luyện tiếng Anh.

+Điểm trừ: Làm việc trong thời gian dài và người say xỉn, làm khuya.

  • Làm nail: Đây thực sự là việc mà hiện nay các bạn sinh viên đang làm rất nhiều tại Úc, Anh, hay Mỹ bởi những cửa hang nail mà chủ sở hữu là người Việt thì chiếm đa số nên việc hiểu nhau trong công  việc cũng nhiều hơn. Mức thu nhập khá cao nhấp là vào những dịp lễ và được giữ riêng phần tip cho mình

+ Điểm cộng: Mức thu nhập cao, được giữ tiền tip của khác, có thể nói tiếng Việt.

+ Điểm trừ: Độc hại hóa chất.

  • Cộng tác viên, viết lách: Hiện nay có rất nhiều công ty du học săn đón các du học sinh để viết bài hướng dẫn, trải nghiệm tại nơi ‘’đất khách quê người’’, thì tại sao không phải là bạn!
  • Công việc làm thêm tại trường: Thật tuyệt vời khi bạn được nhận vào vị trí trợ giảng (university tutor) hay làm quản thư trong thư viện trường (university librarian).
Với công việc làm thêm tại trường bạn sẽ đảm bảo không bị “bóc lột” mà còn được tạo điều kiện học hỏi trong quá trình làm việc-ssdh

Với công việc làm thêm tại trường bạn sẽ đảm bảo không bị “bóc lột” mà còn được tạo điều kiện học hỏi trong quá trình làm việc-ssdh

  • Bên cạnh các công việc “hàn lâm” như trợ giảng cho các giáo sư, nhà trường và khu học xá cũng thường có các công việc làm thêm thú vị dành cho sinh viên. Chẳng hạn như: Rửa chén bát ở căng tin trường, Làm việc ở phòng thí nghiệm, Làm đại sứ trường học, có những công việc mang tính tình nguyện như: viết cho tờ báo nội bộ của trường sẽ được tính vào tín chỉ.
  1. Chia sẻ thật của du học sinh khi làm thêm

Hà Trang – du học sinh tại York, Anh – chia sẻ du học sinh tại Anh có rất nhiều lựa chọn làm thêm như giúp việc ở các cửa hàng làm móng (nail) của người Việt, nhà hàng Việt hay Trung Quốc, thậm chí là làm các công việc liên quan chuyên môn.

 “Mình xin giúp việc cho tiệm nail của người Việt. Công việc không quá vất vả, chỉ là chào khách, cho khách chọn màu và thanh toán. Số tiền kiếm được chỉ đủ để trả tiền sinh hoạt ở mức bình thường vì mọi thứ ở Anh rất đắt đỏ. Sinh viên chúng mình khi tự lập sẽ phải hạn chế việc ăn ở ngoài hay la cà hàng quán”, Trang nói. “Tiếng Việt ở mỗi vùng miền còn khác nhau thì tiếng Anh cũng vậy. Thích nghi, nghe, hiểu và sử dụng các thuật ngữ chuyên ngành riêng của từng công việc càng không phải chuyện dễ dàng. Mặt khác, chúng mình bị giới hạn về thời gian làm việc được quy định trong visa nên sẽ gặp khó khăn hơn so với các du học sinh châu Âu hoặc học sinh Anh đi làm thêm”, nữ sinh bày tỏ. Ở Anh, các quy định về số giờ làm của du học sinh được thực hiện rất nghiêm túc. Vì thế, số giờ được quy định rõ trong visa là bao nhiêu, du học sinh nên tuân theo. Hơn nữa, việc học tại trường của sinh viên được quản lý rất chặt nên khả năng một người làm thêm nhiều việc cùng lúc là không khả quan.

 Bạn Quang Thái, du học sinh Đại học Victoria, Australia quy định ở bậc đại học, du học sinh được làm 20 giờ/tuần trong kỳ học và 40 giờ mỗi tuần vào thời gian nghỉ. Mức lương tối thiểu được quy định là 14-20 AUD/giờ. Tuy nhiên, sinh viên làm thêm thường nhận lương thấp hơn, phổ biến từ 8-12 AUD/giờ, đặc biệt là những bạn trẻ đến từ châu Á. “Công việc phổ biến là làm bán thời gian tại cửa hàng, quán ăn. Nhiều trường hợp, những người học cao học hay tiến sĩ vẫn chấp nhận dọn vệ sinh, rửa bát. Hầu hết người sang đây du học đều xác định làm để trang trải cuộc sống đắt đỏ nên không mấy ai kén chọn hay nề hà bất cứ công việc gì”, Cẩm thông tin. Để có việc, các bạn trẻ thường tự tìm qua mạng, được người khác giới thiệu hay người làm trước đã nghỉ chuyển lại. Mức lương tăng theo độ tuổi. Riêng những người chưa học đại học mà muốn làm thêm thì phải có người bảo lãnh.

Thanh Tùng – du học sinh đại học Troy, Mỹ may mắn được làm quản lý ở phòng lab của khoa Toán và trợ giúp các bạn sinh viên khác về lập trình máy tính. Tùng tâm sự: “Công việc của em tương đối nhàn, nếu không có bạn nào cần trợ giúp thì em ngồi học bài, nghiên cứu tài liệu. Lương em được trả là 7$/giờ. Vì là sinh viên quốc tế nên số lượng giờ làm cũng bị giới hạn xuống tối đa là 20 tiếng/tuần. Em làm 1 tuần khoảng 16 tiếng. Thời gian còn lại em dành cho việc học tiếng Anh và tham gia các hoạt động khác của trường”.

Những du học sinh Việt Nam thích “mạo hiểm”, “tự do” và kém may mắn hơn một chút thì tìm những công việc làm thêm ngoài trường, như: làm nhà hàng (chạy bàn cho các quán người Việt, đặc biệt là quán phở), đi cắt cỏ, làm vệ sinh nhà bếp, rao báo, làm bánh mì, trông cửa hàng băng đĩa, làm nail… Những công việc này đòi hỏi sinh viên phải có sức khỏe và sự dẻo dai, khéo léo”.

  1. Những lưu ý “tối quan trọng” khi đi làm thêm

– Không được làm chui: Không khai báo, không hợp đồng lao động, không đóng thuế nếu lỡ bị các nhân viên trường học hoặc cảnh sát phát hiện, không cần giải thích, họ sẽ phải xách va li về nước ngay lập tức.

– Kỹ năng tiếng Anh đặc biệt quan trọng: khả năng Tiếng Anh của bạn càng tốt thì cơ hội tìm kiếm một công việc tốt của bạn càng cao.

– Đăng ký ngay: Đăng ký ngay giấy phép làm việc hợp pháp, Mã số Thuế, mở tài khoản ngân hang

 – Tìm việc ở những trang việc làm uy tín nếu như ở Úc là www.seek.com.au hay www.careerone.com.au; Anh là Indeed.co.ukTotalJobs.com

 – Chuẩn bị CV, nhớ lưu tâm phần kinh nghiệm và khả năng. CV là cứ phải có sẵn để sẵn sàng apply bất kì công việc nào bạn tình cờ thấy trên đường thì a-lê-hấp, bạn đã có sẵn giấy tờ và vào nộp ngay luôn. Vì cơ hội công việc có thể xuất hiện ngay khi mình đi ngang qua trên đường.

– Tổ chức đứng ra bảo vệ du học sinh: cơ quan kiểm soát lao động của chính phủ nhằm bảo đảm tất cả mọi du học sinh quốc tế đều được đối xử và bảo vệ bình đẳng như mọi công dân tại nươc sở tại.

Nếu bạn đã cảm thấy mình có thể tự tin và hòa nhập với môi trường chúng mình vừa nêu ra, thì bạn đã ‘’Sẵn sàng du học’’ rồi đấy nhé!

 Sẵn sàng du học team

Share.

Leave A Reply