Hành động gắn kết của Be You – Be Scene: Sự thật về cuộc sống của du học sinh

0

Sẵn sàng du học – BYBS giống như một quá trình thám hiểm đa dạng về đời sống của sinh viên quốc tế – những thăng trầm và sự thật khó có thể diễn tả bằng lời. Từ rào cản ngôn ngữ, sự chia cắt và khó khăn tài chính, sốc văn hóa, phân biệt chủng tộc, vấn đề giới tính và sức khỏe – BYBS đã thể hiện được tất cả qua những phân đoạn cân bằng giữa sự phi lý hài hước và sự thật tàn bạo.

ssdh-sinh-vien

“Xin chào, rất hân hạnh được gặp bạn!”

“Cảm ơn bạn đã tới!”

“Hey, khỏe không?”

“Hi, hello, hey man!”

Một tràng những lời chào hỏi cất lên từ khắp rạp hát Kaleide khi mà những người biểu diễn tuyên bố sự hiện diện của họ với chúng tôi –  những người khán giả. Sau đó điều kì lạ nhất đã xảy ra, họ quay lưng lại với chúng tôi và chen chúc nhau đối diện với những bức tường. Họ cùng nhau lẩm bẩm điều gì đó khiến sự yên tĩnh bủa vây khắp không gian nơi chúng tôi đang ngồi.

Nhìn vào phía sau đầu của họ rồi bỗng bừng tỉnh từ sự huyên náo bất chợt, khán giả nhìn nhau mà không biết chuyện gì đang diễn ra. Một lần nữa, đột nhiên, các diễn viên quay người lại. Rồi hàng loạt những câu nói “xin chào”, “bạn có khỏe không”, “cảm ơn đã tới” và “thật vui khi gặp bạn” lại tiếp tục vang lên.

Sự việc này kéo dài đến tận khi nhóm người biểu diễn đi xuống dọc theo 2 bên và tập trung lại giữa sân khấu.

5 phút trôi qua và dường như đã có rất nhiều điều cần được lý giải. Liệu đây có phải là phép ẩn dụ cho cuộc sống bên ngoài cũng như riêng tư của du học sinh? Đây có phải là cách họ thường được chào đón?

Cho dù là gì đi nữa, điều này cũng gây khó chịu. Hàng loạt những câu hỏi được đề ra vẫn sẽ mãi không có câu trả lời thích đáng xuyên suốt buổi biểu diễn, thúc đẩy chúng ta tự mình tìm ra giải pháp.

Đây là phần cuối cùng của Be You Be Scene Stories at the Heart of Change (BYBS), một tác phẩm ca kịch của hơn 500 sinh viên quốc tế và được dàn dựng bởi giám đốc nghệ thuật/mẹ nuôi của những người biểu diễn, Catherine Simmonds. Đứng cạnh Catherine cùng gia đình BYBS là ISANA Victoria & Tasmania, International Education Association Australia (IEAA) và Study Melbourne.

“Dự án này có nội dung sử dụng ngôn ngữ và sự nghi lễ của rạp hát để gắn kết sinh viên với nhau cũng như cộng đồng toàn thế giới,” theo Catherine.

BYBS giống như một quá trình thám hiểm đa dạng về đời sống của sinh viên quốc tế – những thăng trầm và sự thật khó có thể diễn tả bằng lời. Từ rào cản ngôn ngữ, sự chia cắt và khó khăn tài chính, sốc văn hóa, phân biệt chủng tộc, vấn đề giới tính và sức khỏe – BYBS đã thể hiện được tất cả qua những phân đoạn cân bằng giữa sự phi lý hài hước và sự thật tàn bạo.

Phân đoạn 1 “Nếu tôi kể cho bạn sự thật”

“Bây giờ bạn có thể thấy tôi, nhưng bây giờ thì không” là lời thoại của My Nguyền cùng với cái đầu chui ra từ tấm rèm đen. Cô rụt đầu rồi lại chui ra lần nữa.

Cảnh đầu tiên này đã đi sâu vào những sự kì vọng cũng như kì thị mà các du học sinh phải đối mặt. Một số được thể hiện qua những bữa tiệc ngoài trời, số còn lại tự bộc lộ ra.

“Nếu tôi khóc trước mặt gia đình, họ chắc chắn sẽ lo lắng. Vậy nếu tôi khóc trước mặt bạn, bạn có cười nhạo tôi không?”

Heran Chen trong một lời thoại đã bộc lộ sự đấu tranh về mặt cảm xúc mà những du học sinh thường xuyên gặp phải nhưng hiếm khi nói ra. Việc không thể khóc hay thể hiện bất cứ sự yếu đuối nào ra bên ngoài vì sợ bị coi là vô ơn thực sự là một gánh nặng rất lớn.

Những nam nữ diễn viên này thể hiện trải nghiệm cá nhân của bản thân trên sân khấu cho tất cả người xem chứng kiến, bình luận, phân tích và hi vọng sự đồng cảm. 28 người biểu diễn trong phân đoạn cuối của BYBS là người bản địa hoặc mang quốc tịch nước ngoài. Họ đều thể hiện những câu chuyện của riêng mình trên sàn diễn, một số trải nghiệm vô cùng phổ biến nhưng cũng có những sự việc mà chỉ một vài cá nhân phải trải qua.

Trò chuyện trước buổi diễn cùng Jacinta Smith – sinh viên đại học Deakin làm việc tại Melbourne Polytechnic: “du học sinh có đóng góp rất nhiều cho xã hội, những thách thức mà họ gặp phải thường không được chú ý…điều này thực sự truyền cảm hứng khi bạn nghĩ về nó.”

Có phân cảnh mà một nữ diễn viên phải cuộn tròn người bên dưới một chiếc bàn. Cũng có cảnh nhiều người thuộc cộng đồng LGBTQI+ thể hiện suy nghĩ của riêng mình. Họ khám phá những khó khăn của việc gắn kết danh tính của mình với một nền văn hóa, và cách họ nghĩ việc chuyển đến Melbourne sẽ chữa lành tất cả.

Bên cạnh những phân cảnh hài hước như trải nghiệm tại hộp đêm và việc mất hứng tình dục của Alfonso Gosal, có một sự thật đen tối đã trở thành câu nói kết thúc trò đùa. Việc di dời về địa lý không thể giải quyết được vấn đề này.

Với nhiều du học sinh đến từ các nền văn hóa châu Á – chuyển tới một xã hội phương Tây đồng nghĩa với sự tự do và khoái lạc. Điều này có thể đúng với vài người, số đông lại không hề có ý nghĩ như vậy. Niềm hy vọng này thường vỡ tan dưới áp lực học hành, những khó khăn khi sống tại một đất nước xa lạ, viễn cảnh nghề nghiệp cùng với thực tế tài chính.

ABC’s Four Corners đã làm rất tốt khi mở ra những vấn đề này trong chương trình ‘Cash Cow’ được phát sóng vào tháng trước.

Do nguồn thu nhập lớn từ nền giáo dục đại học, sự giàu có nói chung của sinh viên quốc tế thường bị bỏ qua. Cụm từ quảng cáo “Trải nghiệm nước Úc” thực ra chưa bao giờ đạt được đến mức độ như thế.

Hầu hết các du học sinh thường chỉ đi theo khuôn mẫu sắp đặt từ trước và bị tước đi những đặc tính của riêng mình, tuy nhiên BYBS đang cố gắng lội ngược dòng. Trong một buổi đêm lạnh lẽo ở Melbourne, tại rạp hát nhỏ Kaleide của RMIT, những người biểu diễn đang cất lên tiếng nói của riêng họ.

ssdh-nhac-kich

Yếu tố bất ngờ

Những định kiến bị xóa bỏ. Hàng loạt các câu hỏi vô nghĩa “tên bạn là gì?” “bạn đến từ đâu?” “bạn đang theo khóa học nào?” lại không ngừng vang lên.

Đây đều là những câu hỏi mà các du học sinh cảm thấy đang định nghĩa họ và phải thường xuyên trả lời chúng.

Các diễn viên tạo ra một giai điệu của những cảm xúc bị dồn nén và lớn mạnh đến tận khi toàn bộ khán phòng chỉ trực bùng cháy và yêu thích những nghệ sĩ vĩ đại, xoa dịu chúng bằng những trò hài kịch. Nhịp tim dồn dập cùng với huyết áp cao của khán giả nhanh chóng trở lại mức ổn định.

Đến khi kết thúc buổi biểu diễn kéo dài hàng giờ này, các diễn viên tạo dựng nên những yếu tố bất ngờ.

“Đừng hỏi những câu nhàm chán ấy nữa, hãy trở nên thú vị hơn đi,” Maram Almazruii nói.

“Làm thế nào để tôi có thể trả lời câu hỏi của bạn? Có thể câu trả lời của tôi sẽ không như bạn mong muốn đâu,” Juliet Wong Min lên tiếng.

Đối với những người lão luyện trong nghệ thuật sân khấu – 8 tháng để hoàn tất kịch bản, vũ đạo, và 28 câu chuyện độc đáo là một nhiệm vụ to lớn.

Buổi biểu diễn không được đánh bóng một cách hoàn hảo. Có một số lỗi xảy ra trong quá trình sản xuất, tuy nhiên, BYBS đã thành công đem đến một buổi diễn với doanh thu lớn.

Tiết mục biểu diễn làm lu mờ toàn bộ không gian.

Mỗi người biểu diễn, qua lối kể chuyện không được chọn lọc, lại có thể tác động đến khán giả theo cái cách mà từ ngữ khó có thể diễn tả hết được. Điều dễ thấy ở cuối buổi diễn là những tiếng cười khúc khích cùng tiếng sụt sịt vang khắp nhà hát đông nghịt người nơi ngay cả những chiếc ghế phụ cũng không bị bỏ trống.

Tất cả chúng ta đều cảm thấy đơn độc tại một thời điểm nào đó trong cuộc đời. Mọi phân cảnh đều chạm tới những mạnh cảm xúc nhạy cảm khó nói thành lời này. Không giống với cái danh hiệu mà bạn bị gắn cho, không thể nói lên cảm xúc thực của mình, và cố gắng gây dựng phần “mọi thứ đều tốt cả” trong con người. Vì sao? Bởi vì việc này dễ tiêu hóa và ít trắc trở hơn là phải thành thật với bản thân hay người lạ.

Sunenna Bella Sharma, người từng cộng tác với Catherine và khám phá ra vấn đề cờ bạc và bạo lực gia đình, nói rằng lời nhắn của buổi biểu diễn là vô cùng “quan trọng”.

“Nó thách thức tôi phải suy nghĩ về cách xã hội đối xử với con người và những định kiến theo sau đó…có một nguồn năng lực mạnh mẽ gắn kết chặt chẽ với tôi,” Sunenna phát biểu sau khi buổi biểu diễn đã đi đến hồi kết.

Trong thành phố cô đọng này, trong không gian nhỏ hẹp mà an toàn này có những người biểu diễn và khán giả, việc buồn tủi, tức giận, huyên náo hay yếu đuối đều có thể chấp nhận được. Những cảm xúc thường xuyên bị phớt lờ nay cuối cùng đã được bộc lộ rõ nét.

BYBS cho chúng ta thấy việc để những cuộc đấu tranh bị dồn nén của bạn tuôn trào là hết sức bình thường. Hãy cứ để nước mắt tuôn rơi – và chúng tôi đã thực sự làm như vậy.

Liang Yuan với lịch sử bị phớt lờ đã được các bạn đồng trang lứa vực dậy, bước trên đầu gối của họ để dần lên cao.

“Tôi đang đứng trên đôi vai người khổng lồ của tôi!” cô tuyên bố.

Để hưởng ứng lại, khán giả đã thể hiện niềm vui vỡ òa cùng những tiếng cười và khóc nức nở.

BYBS truyền thông điệp tới tất cả những người đang không có mặt; bất cứ cảm nhận nào của bạn cũng đều hợp pháp và bạn không hề cô đơn trong trận chiến này đâu.

“Cảm nhận là của bạn, không có gì đúng sai cả – tất cả đều ổn” là câu hát của bản đồng thanh 28 giọng ở cuối buổi diễn.

BYBS trân trọng gửi lời cảm ơn:

Ảnh chụp bởi Andrew Coulter

Tự hào được tài trợ bởi Study Melbourne

Trình bày bởi ISANA: Hội đồng giáo dục quốc tế

Hợp tác với: RMIT University T & I, Monash College, RMIT Training, AFIS – Australian Federation of International Students 

Hỗ trợ bởi Tạp chí Magazine và Medibank

Giám đốc nghệ thuật: Catherine Simmonds

Để biết thêm thông tin về BYBS, hãy liên lạc:

Giám đốc dự án: Feifei Liao

Email: beyoubescene@gmail.com

Hãy xem BYBS trên:

Facebook: beyoubescene

Nhóm Facebook: Be You Be Scene (Stories at the Heart of Change)

Twitter/Instagram: beyoubescene

Người dịch: Thu Huyền (SSDH)

Share.

Leave A Reply