Hậu Brexit, Đại học Anh có thể phải đối mặt với “thảm họa” thiếu nhân lực

0

Sẵn sàng du học – “Các trường đại học Anh sẽ phải đối mặt với “một chấn động lớn” trong vài tuần tới, trừ khi Chính phủ làm rõ các kế hoạch hậu Brexit cho các cư dân Châu Âu ở Anh”, cảnh báo đưa ra bởi Phó hiệu trưởng của một trường hàng đầu nước Anh.

brexit_jigsaw

Trong một cuộc phỏng vấn với Tờ Guardian, Giáo sư Stuart Croft của Đại học Warwick, Vương quốc Anh, cho biết rằng khả năng không có thỏa thuận nào được đưa ra sau khi rời EU là “hoàn toàn kỳ quái”, và cho đến cuối năm nay, các Trường đại học cần sự chắc chắn về quyền cư trú từ Chính phủ để ngăn chặn nguy cơ giảng viên tại tất cả các cấp học quyết định rời khỏi Anh.

Croft cho biết, nếu trường hợp không có thỏa thuận nào xảy ra – có thể là vào tháng 12, tức là khoảng bốn tuần nữa – thì mọi người sẽ bắt đầu đưa ra một số quyết định quan trọng về tương lai của chính họ. Và thực sự bốn tuần không phải là một thời gian dài. Chúng ta hoàn toàn cần một thỏa thuận.

Thoát khỏi EU mà không có thỏa thuận sẽ là “một thời khắc chấn động chắc chắn sẽ xảy ra vời đối với từng cá nhân chúng ta cũng như với toàn bộ cơ sở giáo dục”, Croft nói.

Đại học Warwick hiện đang tuyển dụng khoảng 800 giảng viên từ EU trong tổng số 6.500, và Croft nói rằng nó không chỉ là các giáo sư và các nhà nghiên cứu cấp cao mà sự ra đi của họ sẽ gây thiệt hại cho trường đại học. Ông nói: “Chúng tôi có rất nhiều người – chúng tôi muốn tất cả họ ở lại – những người làm việc trong tất cả các bộ phận của trường. Chúng tôi có những giáo sư nổi tiếng làm những việc quan trọng, và chúng tôi có những người phục vụ rất quan trọng.”

Cảnh báo thẳng thừng của Croft cho rằng khi các trường đại học trên khắp nước Anh đang miễn cưỡng đề ra kế hoạch đối phó với sự ra đi cuối cùng của Anh từ EU, mặc dù nhiều nơi cho rằng họ không thể cảm thấy thực sự lạc quan bởi vì thiếu thông tin chi tiết đến từ chính phủ.

Warwick, cùng với nhiều trường đại học khác của Anh, đang cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý cho các nhân viên, giảng viên đến từ EU, rằng họ có thể nộp đơn xin quốc tịch Anh để ở cùng với gia đình của họ – nhưng Croft nói rằng con đường đó đã trở nên khó khăn hơn.

“Đây là một trong những điều tôi thấy đau đớn nhất trong tất cả. Chúng tôi có nhiều nhân viên với nhiều quốc tịch khác nhau. Họ khá vui khi làm việc ở đây với những quốc tịch đó. Và tôi thực sự không thoải mái khi là một phần của kế hoạch, tôi nói với họ:” Bạn là người Ý, nhưng bây giờ thì bạn sẽ phải trở thành người Anh. Điều đó quả thực chẳng hay ho chút nào.”

Croft và các đồng nghiệp của ông – cùng với các thành viên khác của Nhóm các trường đại học Russell và nhóm Đại học nghị viện Anh – đã tổ chức một loạt các cuộc hội đàm với các bộ trưởng kể từ khi cuộc trưng cầu dân ý hồi năm ngoái, nhưng họ nói họ đã nhận được rất ít phản hồi. “Luôn có sự lịch thiệp và cam kết, nhưng cuối cùng nó không đi đâu cả. Không có gì được thực hiện. Theo một nghĩa nào đó đã không có tiến bộ cơ bản trong 18 tháng đối với những câu hỏi lớn này. Có rất nhiều chi tiết, nhưng các vấn đề cốt lõi lớn vẫn chưa được giải quyết, “Croft nói.

Nhóm các Trường đại học Russell liệt kê vấn đề người dân EU là ưu tiên hàng đầu cho một thỏa thuận hậu Brexit, nói rằng 25.000 nhân viên làm việc tại các trường đại học của họ là “không thể thiếu đối với các trường đại học đẳng cấp thế giới như chúng tôi”. “Chúng tôi đánh giá cao họ và muốn họ ở lại, nhưng quan trọng hơn là họ cần đảm bảo vững chắc về tương lai cho chính mình,” nhóm phát biểu trong một cuộc họp báo vào tuần trước.

Điểm duy nhất của tiến trình kể từ cuộc bỏ phiếu của Brexit đã được Philip Hammond đảm bảo rằng kinh phí nghiên cứu của trường đại học được cung cấp bởi EU sẽ được thay thế bằng nguồn tài trợ của chính phủ Anh.

“Đó quả thực là một phát súng lệnh”, tuyên bố bởi Croft, người cho rằng cần phải có một sự bảo đảm tương tự như ở các khu vực khác ví dụ như học bổng Erasmus, Chương trình trao đổi sinh viên Châu Âu.

Người dịch: Hải Yến (SSDH)

Share.

Leave A Reply