Việc làm sau tốt nghiệp – thách thức với hầu hết du học sinh

0

Sẵn sàng du học – Hầu hết sinh viên đi du học với mong muốn được trải nghiệm một nền giáo dục tiên tiến và biến những trải nghiệm ấy trở thành nền tảng cho sự nghiệp thuận lợi hơn. Tuy nhiên, việc làm hiện đang là một trong những mối lo ngại hàng đầu của du học sinh.

6-quoc-gia-ban-co-the-lam-them-khi-di-du-hoc.jpg

Trong số những cựu sinh viên hiện đang tiếp tục sống và làm việc tại Mỹ, 47% trong số đó đều cho rằng trở ngại chính dẫn đến việc những người trẻ tuổi khó tìm được việc chính là do họ không có nhiều mối quan hệ.

Tổ chức World Education Services tuần trước đã công bố bản báo cáo mang tên “Triển vọng nghề nghiệp và kết quả đầu ra của sinh viên quốc tế tại Mỹ” để phản ánh vấn đề này.

Trong đó, tình trạng thiếu việc làm tại quốc gia du học khiến sinh viên trở về nước ngày càng nhiều, điển hình là Trung Quốc, theo Bộ Giáo dục nước này thì có tới hơn 409,100 sinh viên “hồi hương” chỉ trong năm 2015, tăng 12% so với năm trước.

Các chuyên gia cho rằng, nhiệm vụ của các cơ sở giáo dục bậc cao chính là thấu hiểu mong muốn, nguyện vọng của sinh viên trong vấn đề việc làm; từng bước hỗ trợ để giáo dục đại học có thể trở thành bước đệm đối với sự nghiệp của sinh viên.

Tuy nhiên, việc xu hướng trở về nước đang trở nên mạnh mẽ hơn không có nghĩa là sinh viên hoàn toàn không có mong muốn sinh sống tại Mỹ. Họ cho rằng việc sở hữu một tấm bằng được công nhận trên toàn cầu sau khi học ở đây là một lợi thế lớn, cho dù họ có tiếp ở lại đây hay không. Và đáng mừng là mong mỏi thứ hai của sinh viên chính là được định cư tại Hoa Kỳ sau khi hoàn thành chương trình học.

Hầu hết các cựu sinh viên sau khi quyết định ở lại đều đi làm dưới hình thức Optional Practical Training. OPT áp dụng cho hầu hết các ngành là 12 tháng, ngoại trừ những ngành được liệt vào STEM majors thì được gia hạn thêm 17 tháng nữa. Sau khi kết thúc thời hạn 12 tháng, nếu măn măn được công ty tài trợ visa H1B thì họ sẽ tiếp tục ở lại.

Gần hai phần ba cựu sinh viên quốc tế cho biết rằng họ đã được tuyển dụng vào thời điểm cuộc khảo sát được thực hiện. Phần lớn đều nhận được một đề nghị tuyển dụng chỉ trong sáu tháng sau khi tốt nghiệp. Nhưng gần 40% cảm thấy mức lương mà họ đang được trả không thực sự xứng đáng với trình độ học vấn của mình.

Cũng theo các cựu sinh viên và du học sinh này thì một số khía cạnh mà các trường đại học có thể cải thiện để đem đến cơ hội việc làm cao hơn, ổn định hơn cho sinh viên đó là:

  • Khuyến khích sinh viên quốc tế tham gia vào các chương trình đinh hướng, hỗ trợ nghề nghiệp ngay khi vừa vào trường
  • Phát triển các chương trình giúp sinh viên kết nối với cơ hội việc làm tại quê nhà của họ hoặc ở nước ngoài nói chung, ví dụ như thực tập hoặc làm tình nguyện viên trong các kì nghỉ dài.
  • Cung cấp cho sinh viên kiến thức về visa, về các hình thức đi làm khác nhau  
  • Đáp ứng các nhu cầu của các nhóm học sinh khác nhau, ví dụ: hỗ trợ sinh viên Đông Á và những sinh viên gặp vấn đề với việc sử dụng tiếng Anh nói chung; khuyến khích họ tìm việc ở trường hoặc tìm kiếm các cơ hội khác khi đã tự tin để giao tiếp bằng tiếng Anh trong môi trường làm việc.

Người dịch: Ánh Dương (SSDH)

Share.

Leave A Reply