Sẵn sàng du học – Tết cổ truyền Trung Quốc thường bắt đầu vào rạng sáng ngày thứ 2 của giai đoạn trăng khuyết, theo sau đó là ngày Đông chí (21/11). Điều đó đồng nghĩa năm mới có thể được bắt đầu bất cứ lúc nào từ ngày 21 tháng giêng đến ngày 21 tháng 2 của năm.
Khi nào ngày tết Trung Quốc bắt đầu?
Tết cổ truyền là một lễ hội lớn ở rất nhiều nước thuộc khu vực Đông Á.
Tết cổ truyền Trung Quốc thường bắt đầu vào rạng sáng ngày thứ 2 của giai đoạn trăng khuyết, theo sau đó là ngày Đông chí (21/11). Điều đó đồng nghĩa năm mới có thể được bắt đầu bất cứ lúc nào từ ngày 21 tháng giêng đến ngày 21 tháng 2 của năm.
Những linh vật tượng trưng cho tết cổ truyền.
Mỗi năm theo lịch Trung Quốc thường được đại diện bởi một con vật trong mười hai linh vật theo thứ tự con giáp. Năm 2020 là Canh Tý. Ở Trung Quốc, chuột được xem là biểu tượng của tinh thần, sự nhạy bén, sáng suốt, thông minh và sức sống.
Năm |
Ngày |
Con vật |
---|---|---|
2022 |
1/2 |
Hổ |
2021 |
12/2 |
Trâu |
2020 |
25/1 |
Chuột |
2019 |
5/2 |
Heo |
2018 |
16/2 |
Chó |
Những lễ hội truyền thống của Tết cổ truyền Trung Quốc
Tết cổ truyền Trung Quốc có lịch sử từ rất lâu đời. Trong những nét đẹp truyền thống khác, vào khoảng thời gian này trong năm, tất cả những chuyện của năm trước sẽ được gạt bỏ đi và cầu mong những điều tốt đẹp cho năm sau. Tuy nhiên, tất cả những mong ước đó không hoàn toàn biến mất, bởi vì đó là cơ hội thứ hai để thực hiện những điều chưa thực hiện được cùng với sự hân hoan trong không khí năm mới.
Tết cổ truyền Trung Quốc rất giống với cái tết ở các nước phương Tây, thường được ngập tràn trong những phong tục truyền thống và những lễ nghi lâu đời.
Nguồn gốc của tết cổ truyền luôn bí ẩn mà không một ai biết đến nó có tự bao giờ và có từ rất lâu đời qua những lớp trầm tích của thời gian. Tết thường được biết đến rộng rãi như là một lễ hội mùa xuân, một dịp để ăn mừng và sum vầy kéo dài khoảng độ 15 ngày. Hơn nữa Tết chính thức thường diễn ra trong khoảng một tuần và tất cả các cửa hàng, các đơn vị doanh nghiệp, kinh doanh theo truyền thống sẽ khai trườn trở lại vào ngày mùng 5 tức là ngày thứ 5 của năm mới theo lịch mặt trăng.
Người ta thường bắt đầu chuẩn bị đón tết vào khoảng một tháng trước tết (tương đương với lễ Giáng sinh ở phương Tây) khi người dân bắt đầu sắm sửa quà tết, những đồ trang trí trong nhà, thức ăn và cả quần áo mới đi chơi xuân. Việc dọn dẹp nhà cửa thường được thực hiện khoảng vài ngày trước khi năm mới đến khi những ngôi nhà của người Trung Quốc được dọn dẹp sạch sẽ và kĩ càng với quan niệm thanh tẩy những điềm xui năm cũ và của nhà chính cũng như cửa sổ thường được trang hoàng bằng bộ áo mới lộng lẫy và sặc sỡ, thường là màu đỏ tươi.
Đêm giao thừa
Đêm giao thừa có lẽ là một phần rất được mong đợi của ngày tết, bởi những những sự mong đợi trong lòng ngày càng dâng lên. Vào lúc này, những phong tục truyền thống và những nghi thức thường được rất chú trọng tỉ mỉ từ đồ ăn cho đến trang phục du xuân.
Những nghi thức thường bao gồm việc dọn dẹp nhà cửa, dán miếng dán in hình ‘thần giữ cửa” phía trước nhà và cả bữa tiệc đoàn viên trước khi pháo hoa bắt đầu nở rộ thường là bữa ăn có ít nhất khoảng 10 món với món chính thường chế biến từ cá nhằm biểu tượng cho sự giàu có cho một năm sắp đến. Những vật trang trí màu đỏ được đặt ở khắp mọi nơi và người ta thường mặc những trang phục màu đỏ như một màu sắc xua đuổi tà ma nhưng màu đen và trắng thường bị cấm kị, bởi vì chúng có mối quan hệ với tang tốc, muộn phiền. Sau bữa tối, những thành viên trong gia đình sẽ ngồi chung với nhau chơi bài vào chập tối hay xem những chương trình ti vi dành riêng cho những dịp đặc biệt. Vào giữa đêm, bầu trời sẽ được sáng rực bở màn pháo hoa chào năm mới.
Pháo hoa giao thừa là một phần qua trọng trong lễ hội năm mới ở Trung Quốc, với những tia pháo nở rộ sáng rực vào đêm giao thừa đẹp hơn bất kì đêm nào khác. Hơn 500 thành phố ở Trung Quốc đã hạn chế hoặc cấm việc đốt pháo hoa do những mối quan tâm về sự an toàn cũng như vấn đề ô nhiễm không khí, nhưng pháo hoa vẫn được xem là một phần không thể thiếu trong lễ hội ăn mừng năm mới. Phong tục này đến từ một câu chuyện cổ tích xưa về một con quái vật tên là Nian thường bị dọa bởi tiếng nổ của pháo hoa đêm giao thừa.
Trong suốt dịp lễ xuân, “Chuyun” – khoảng thời gian 40 ngày bắt đầu khoảng 15 ngày trước khi Tết cổ truyền bắt đầu là khoảng thời gian chứng kiến hang loạt đoàn người Trung Quốc kéo nhau lũ lượt về quê từ các thành phồ lớn để sum vầy cũng với gia đình. Điều này đẫn đến sự di cư của con người lớn nhất thế giới thường niên.
Trong tiếng Trung Quốc, người ta hay chào nhau vào dịp năm mới bằng câu “Xin nian kuai le” có nghĩa là “Chúc mừng năm mới”. Trong khi những người ở Hồng Kông và những khu vực khác của thế giới nói tiếng Quảng Đông thường sẽ nói “Gong hei fat choy” được tạm dịch là “Cầu chúc cho những điều may mắn”.
Ngày năm mới ở Trung Quốc
Vào ngày năm mới, có một phong tục cổ được diễn ra mang tên là Hong Bao có ý nghĩa là bao “Lì xì đỏ”. Tục này thường là những cặp vợ chồng sẽ mừng tuổi những đứa trẻ và những người chưa kết hôn bằng những khoản tiền đựng trong bao lì xì đỏ. Và điều này cũng rất phổ biến khi những cặp vợ chồng này thường trao tiền mừng tuổi cho ba, mẹ của họ.
Những năm gần đây, phong tục này rất chào đón những công nghệ hiện đại và vào năm 2017, có 14,2 tỷ e-hongbaos (túi lì xì điện tử) được trao trong ngày giao thừa thông qua những ứng dụng truyền thông xã hội như là WeChat.
Sau đó những hộ gia đình bắt đầu đến từng nhà để chúc tết, đầu tiên là họ hang than thích sau đó là hang xóm láng giềng. Giống như câu nói “Chuyện cũ bỏ qua” trong văn hóa phương Tây, những khúc mắc tỏng năm sẽ được dễ dàng gạt bỏ.
Các món ăn truyền thống được sử dụng trong những ngày tết thường được chế biến từ cá (Từ cá trong tiếng Trung có âm gần với chứ “Dư dã”, do đó việc ăn cá có ý nghĩa là mong muốn mang đến sự dồi dào về tiền bạc và may mắn); Há cảo Trung Quốc ( Hình dạng của chúng được nói đến giống như thỏi bạc vốn là đơn vị tiền tệ của Trung Quốc thời xưa); Bánh tráng cuốn; Bánh gạo; Cơm cuộn.
Thu hút hơn 1,1 tỷ người xem, Gặp mặt hội xuân của kênh CCTV là kênh truyền hình trực tiếp quốc gia được yêu thích nhất trên thế giới.
Kết thúc lễ hội năm mới thường được đánh dấu mốc bằng lễ hội hoa đăng, vào ngày trăng tròn tiếp theo, được tổ chức với những buổi ca hát, nhảy múa và màn trình diễn thả hoa đăng.
Vòng quanh thế giới
Lễ hội ăn mừng năm mới không chỉ giới hạn ở khu vực đại lục Trung Quốc mà còn ở những quốc gia khác xem Tết cổ truyền là ngày lễ quốc gia. Trên toàn thế giới, những người di cư từ Cộng đồng người Trung Hoa từ lâu đời ở Đông Nam Á đến những Khu phố người hoa được thành lập gần đây ở Sedney, London, San Francisco, Vancouver, Los Angeles cũng tổ chức lễ hội năm mới với những đoàn người và những điệu múa lân thu hút rất nhiều người xung quanh.
Những địa điểm biểu tượng khắp thế giới như Tháp Tokyo hay vòng quay London Eye sẽ chuyển khoác trên mình màu đỏ tươi chào đón một năm mới.
Người dịch: Quốc Kỳ (SSDH)