Hiệu ứng Brexit: Sinh viên EU sẽ đi đâu ngoài UK?

0

SSDH – Các trường đại học UK cuối cùng đã chứng kiến tác động mạnh mẽ đã được đoán từ trước của Brexit khi số lượng đơn đăng ký tuyển sinh của sinh viên EU giảm mạnh vào năm ngoái.

Trong khi nền giáo dục của UK phải chứng kiến những con số đang giảm dần, các trường đại học trên khắp châu Âu đột nhiên lại trở thành điểm đến của du học sinh. Sự gia tăng đột ngột này là có phải do “hiệu ứng Brexit” gây ra? Hay, với nhiều quốc gia vốn đã có tốc độ tăng trưởng nhanh chóng về lượng sinh viên ứng tuyển, liệu điều này có thể xảy ra hay không?

The PIE News đã tiến hành điều tra các sinh viên châu Âu để tìm ra nơi họ đăng ký tuyển sinh thay vì UK như trước kia. Câu trả lời hóa ra lại vô cùng đơn giản…

Brexit đã thay đổi nền giáo dục UK như thế nào?

Theo số liệu mới của UCAS, lượng sinh viên EU đăng ký tuyển sinh tại các trường đại học UK năm 2021 đã giảm khoảng 40% so với năm 2020.

Kể từ khi bắt đầu học kỳ 2021-2022, sinh viên châu Âu đã không thể xem xét tình trạng tiền nhà và khoản vay sinh viên, họ thậm chí còn phải trả thêm học phí do là sinh viên nước ngoài. Tùy thuộc vào trường đại học và khóa học, học phí tại UK hiện nay có thể tốn tới £40,000/năm.

Các sinh viên quốc tế tại UK đã mất đi khả năng truy cập vào hệ thống tài chính sinh viên cũng như quyền tự do làm việc, khiến cho các lựa chọn nghề nghiệp sau tốt nghiệp trở nên bất định.

Nghiên cứu ảnh hưởng của Brexit đến quyết định đăng ký tuyển sinh của sinh viên EU, kết quả cho thấy tình trạng lượng đơn đăng ký giảm nhiều nhất thuộc về đối tượng “đến từ các quốc gia có thị trường lao động và nền kinh tế kém phát triển hơn so với UK”.

“Đối tượng sinh viên EU đăng ký tuyển sinh giảm mạnh nhất là sinh viên Đông Âu, ví dụ như ở Romania, Lithuania và Bulgaria,” theo Ludovic Highman, Phó giáo sư quản lý giáo dục tại University of Bath.

[Tham khảo: Brexit sẽ có ảnh hưởng gì đối bạn? Du học trong các nước EU bị ảnh hưởng?]

Sinh viên đi đâu thay vì lựa chọn UK?

Các nhà phân tích đã xác định một số yếu tố mà những sinh viên trước Brexit có dự định học tại UK có thể đang tìm kiếm khi cân nhắc các quốc gia khác.

Highman cho biết cơ hội nghề nghiệp sau tốt nghiệp và chi phí thấp hơn chính là 2 yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến quyết định của các sinh viên, đặc biệt là những người đến từ các quốc gia có nền kinh tế phát triển chậm hơn.

“Các quốc gia cung cấp nhiều chương trình bằng tiếng Anh khả năng cao sẽ lựa chọn những sinh viên trước đây có dự định học tại UK,” theo David Crosier, nhà phân tích giáo dục tại Eurydice, một tổ chức nghiên cứu hệ thống giáo dục tại EU. “Học phí, chi phí sinh hoạt, chất lượng trải nghiệm của sinh viên, vị trí địa lý,… cũng là các yếu tố ảnh hưởng. Sinh viên có thể lựa chọn rất nhiều địa điểm khác nhau tùy theo thành phố và văn hóa”.

Tuy nhiên việc tìm ra địa điểm đăng ký nhập học chính xác của những sinh viên trước Brexit có dự định học tập tại UK là điều khá phức tạp. “Không thể biết chính xác bởi bạn không biết về các dự định cá nhân của sinh viên, nên tất cả chỉ là giả thuyết. Brexit là một trong nhiều nguyên nhân, và vấn đề là bạn không thể tách Brexit ra khỏi các nguyên nhân khác,” theo Crosier.

Một ví dụ điển hình chính là vào tháng 12/2021, Dịch vụ Trao đổi Sinh viên (DAAD) của Đức cho biết lượng sinh viên quốc tế lựa chọn học tại các trường đại học ở Đức đã tăng đáng kể, đặc biệt là những sinh viên đến từ các quốc gia châu Âu như Ý và Pháp.

[Tham khảo: Du học Đức bằng tiếng Anh, tại sao không?!]

Tuy nhiên, theo Jan Kercher, nghiên cứu viên cấp cao tại DAAD: “Chúng tôi không biết liệu những sinh viên này trước đây có dự định học tại UK không, hay liệu lượng sinh viên quốc tế tại Đức có giảm đi nếu không có Brexit hay không. Nước Đức là điểm đến thay thế duy nhất cho UK, vì thế tôi cho rằng không thể nói rõ mức độ ảnh hưởng của Brexit đến Đức hay các quốc gia khác”.

Sự gia tăng trong lượng sinh viên đăng ký tuyển sinh tại các quốc gia

Theo Nuffic, cơ quan quốc tế về giáo dục của chính phủ Hà Lan cho biết lượng sinh viên quốc tế đăng ký nhập học tại các trường đại học Hà Lan trong năm học 2021-2022 đã tăng kỷ lục. Khoảng 72% sinh viên đến từ các quốc gia thuộc Khu vực Kinh tế châu Âu EEA (bao gồm mọi quốc gia EU, Iceland, Liechtenstein và Norway) nhưng không bao gồm UK.

Nuffic cho biết số lượng sinh viên gốc Romania đã tăng mạnh trong giai đoạn từ năm 2020 đến 2021 – một trong những quốc gia có thị trường lao động kém phát triển hơn UK.

Trong một khảo sát năm 2021 với 526 sinh viên nước ngoài, Nuffic chỉ ra rằng chỉ có 10 sinh viên đến từ các quốc gia EEA lựa chọn UK làm điểm đến du học tại châu Âu. Trong số 10 sinh viên này, có tới 8 người quyết định thay đổi điểm đến thành Hà Lan do tác động của Brexit.

Tương tự như ở Đức, Ireland cũng chứng kiến lượng sinh viên EU tăng đáng kể lên tới 34%. “Dữ liệu cho thấy sinh viên EU đang ngày càng coi các trường đại học Ireland là điểm đến du học chất lượng cao, nơi họ có thể tiếp tục trải nghiệm những tiện ích tương tự như sinh viên Ireland, bao gồm cả học phí”, theo Lewis Purser, giám đốc bộ phận giảng dạy và xử lý các vấn đề học thuật tại Hiệp hội các trường đại học Ireland.

Bên ngoài châu Âu, các phân tích của Applyboard chỉ ra rằng Brexit chính là nguyên nhân đằng sau sự gia tăng mạnh mẽ của số lượng sinh viên EU đến theo học tại Canada. Theo Times Higher Education, chính phủ Canada đã thống kê được số người có giấy phép học tập đến từ các quốc gia Tây Âu đã tăng từ 10-80%.

“Những sinh viên EU trước đây lựa chọn học ở UK để được giảm học phí, nay đã tìm hiểu rộng hơn và theo đuổi các cơ hội tại Canada,” theo Applyboard.

[Tham khảo: 10 điều cần biết khi du học ở Anh]

Hậu Brexit, nền giáo dục quốc tế có thay đổi hay không?

Tại UK, Highman cho rằng sự dịch chuyển trọng tâm tuyển dụng sang các nước ngoài EU sẽ làm tổn hại trải nghiệm của sinh viên. “Rất nhiều đội ngũ quản lý cấp cao và các trường đại học không thực sự quan tâm đến các sinh viên EU, hoặc xu hướng giảm của lượng sinh viên Đông Âu, bởi họ có thể thay thế bằng các sinh viên đến từ Malaysia, Trung Quốc hay UAE”.

Trong khi đó, tại châu Âu, một số trường đại học lại rất lo lắng cho sự phân bổ các sinh viên quốc tế. Các trường đại học Hà Lan đã yêu cầu chính phủ cho phép họ công bố giới hạn về số lượng sinh viên. “Lượng du học sinh đang gia tăng nhanh đến mức khó có thể đảm bảo chất lượng giáo dục cũng như khối lượng công việc được giao,” theo Ruben Puylaert, phát ngôn viên của các trường đại học Hà Lan.

Tương tự vào năm ngoái, các chính trị gia Đan Mạch đã đồng ý việc di chuyển du học sinh ra xa khỏi các thành phố lớn để cắt giảm số lượng khóa học dạy bằng tiếng Anh trong bối cảnh lượng sinh viên EU nhận hỗ trợ của Đan Mạch tăng cao.

Tuy nhiên Crosier lại cho rằng sự phân bổ du học sinh khắp EU chính là một cơ hội: “Đa số các sinh viên đều không thay đổi quyết định, vì thế điều quan trọng là không nên nói quá hiện tượng này”.

Người dịch: Thu Huyền (SSDH)

Share.

Leave A Reply