Trường học và bệnh viện là hai lĩnh vực yếu kém nhất của Chính quyền Thủ tướng May

0

Sẵn sàng du học – Nữ hoàng Anh cho rằng “Trường học và Bệnh viện” là hai lĩnh vực yếu kém của Chính quyền thủ tướng Theresa May.

ba-theresa-may

Trường học và bệnh viện là hai lĩnh vực yếu kém nhất của Chính quyền Thủ tướng May – Nguồn independent

“Trường học và bệnh viện”, hai dịch vụ công cộng trọng yếu được người người quan tâm đã không có mặt trong chương trình nghị sự của Thủ tướng Chính phủ đến năm 2019.

Phát biểu của Nữ hoàng Anh trước Quốc hội mới tiết lộ rằng không có bất cứ một dự thảo luật nào về cải cách y tế và giáo dục trong vòng 2 năm tới, một minh chứng cho thấy quyền lực hạn chế của Theresa May.

Bên cạnh đó, những chính sách dành cho hưu trí cũng chưa được đề cập, đặt dấu chấm hết cho cam kết tăng lương hưu hàng năm, cam kết được thực hiện thông qua việc kiểm tra các khoản thanh toán nhiên liệu mùa đông.

Những giải pháp này đã bị loại bỏ sau sự phản đối từ các nghị sĩ đảng Tory, những người phải đối mặt với sự chỉ trích dữ dội  từ đảng Dân chủ Hợp nhất DUP.

Bài phát biểu khẳng định kế hoạch mở thêm nhiều trường phổ thông – chính sách hàng đầu của bà May vào mùa hè năm ngoái – đã không được thông qua, sau khi bà mất thế đa số trong Nghị Viện.

Dư luận đang chỉ trích về những vấn đề gì trong lĩnh vực Trường học?

Đó là tuyên bố chấm dứt bữa ăn trưa ở trường tiểu học và thay thế bằng bữa ăn sáng giá rẻ cho những em có nhu cầu. Dư luận lên án chiến dịch vì nó loại bỏ bữa ăn trưa của một số lượng lớn các học sinh có hoàn cảnh khó khăn. Trong khi nếu tính toàn bộ khối tiểu học toàn nước Anh chi phí dành riêng cho mỗi bữa ăn sáng giá rẻ chỉ là 6.8 xu

Mục đích căn bản của chính sách này nhằm cung cấp một khoản tiền mặt trị giá 1 tỷ bảng cho giáo dục đúng vào thời điểm các trường học phải đối mặt với sự cắt giảm một lượng lớn giáo viên.

Vì sao Nữ hoàng nhận định Y tế là yếu kém?

Dự thảo Luật An toàn cho Bệnh nhân là dự thảo được soạn thảo với mục đích “củng cố niềm tin cho công chúng trong việc cung cấp các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ ở Anh”. Dự thảo sẽ thiết lập một Cơ quan Điều tra An toàn Dịch vụ Y tế “để tiến hành kiểm tra công tư phân minh những rủi ro đối với sự an toàn của bệnh nhân”.

Trong chiến dịch, bà May đã hứa sẽ sửa đổi Đạo luật Sức khoẻ Tâm thần đã tồn tại 34 năm để chấm dứt “sự kỳ thị và giam giữ quá mức người tâm thần “. Những người gặp các vấn đề như trầm cảm, lo lắng và chứng rối loạn lưỡng cực cũng được hứa hẹn sẽ được bảo vệ trước sự phân biệt đối xử trong lao động.

Tuy nhiên, cải cách mang tính “phi luật pháp” này chứng tỏ Chính phủ “chỉ xem xét những thay đổi về luật sức khoẻ tâm thần được cho là cần thiết”.

Việc bỏ dở những thay đổi đối với Đạo luật Sức khoẻ Tâm thần 1983, điều từng bị chỉ trích dữ dội ,chắc chắn sẽ gây ra những phản ứng từ dư luận khiến bà May phải hứa hẹn một lần nữa.

Vào tháng 4 này, bà khẳng định: “Tôi cam kết sẽ củng cố lại Luật năm 1983 và đưa ra một luật mới nhằm đối phó với sự phân biệt đối xử và sự giam giữ người tâm thần không cần thiết”.

Tương tự như vậy, mặc dù tuyên ngôn nói đến “cải cách giáo dục kỹ thuật”, nhưng không có một kế hoạch nào được đưa vào dự luật trong chương trình nghị viện về Brexit sắp tới.

Về vấn đề trường học, bài phát biểu khẳng định: “Chúng tôi sẽ cân nhắc tất cả các lựa chọn và làm việc với Nghị viện để đưa ra các đề xuất được đa số tán thành” – một tuyên bố cho thấy rõ sự yếu kém của Đảng Bảo thủ.

Về vấn đề chăm sóc xã hội, phát biểu của Nữ hoàng khẳng định một cuộc tư vấn đang diễn ra. Sáng nay, Damian Green, Phó Thủ tướng đương nhiệm cho biết: “Ngân sách cho an sinh xã hội sẽ bị bắt giảm.”

Đồng thời, cam kết về kế hoạch tiết kiệm khoảng 100 bảng một năm cho các gia đình bằng cách giảm chi phí năng lượng cũng bị phản đối bởi một số bộ trưởng nội các.

Phát biểu trước Quốc hội, Nữ hoàng đề cập đến “những phương án giúp giải quyết sự thiếu công bằng trong thị trường năng lượng nhằm giảm hóa đơn năng lượng”, trong khi đó không có dự thảo nào như vậy được hoạch định bởi Chính phủ.

Hải Yến (SSDH) – Theo Independent

Share.

Leave A Reply